Bài 21: Nặn hoặc vẽ dáng người đơn giản - Giáo án Mỹ thuật 2 - GV.N.Bách Tùng

Với nội dung của bài Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ dáng người đơn giản học sinh có thể HS tập quan sát, nhận biết các bộ phận chính của con người (đầu, mình, chân, tay), biết cách nặn hoặc vẽ dáng người. | KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN MỸ THUẬT LỚP 2 Bài 21: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO NẶN HOẶC VẼ HÌNH DÁNG NGƯỜI I. MỤC TIÊU KT: HS tập quan sát, nhận biết các bộ phận chính của con người (đầu, mình, chân, tay), biết cách nặn hoặc vẽ dáng người KN: HS nặn hoặc vẽ đựơc dáng người TĐ: Giáo dục HS yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ GV: Chuẩn bị ảnh các hình dáng người Tranh vẽ người Hình hướng dẫn cách vẽ Anh hoặc các bài tập nặn người của HS Đất nặn HS: Vở tập vẽ,bút chì, bút màu. Đất nặn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Ổn định : (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (2’) GV nhận xét bài vẽ tiết trước của HS Tuyên dương bài vẽ đẹp Chuyển ý 3) Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ và nặn hình dáng người GV ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (3’) PP quan sát, giảng giải, hỏi đáp GV giới thiệu một số hình ảnh và gợi ý để HS nhận xét về các bộ phận chính của người : - Người có những bộ phận nào? GV chỉ ra ở các hình ảnh hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra các dáng của người khi hoạt động (tư thế của các bộ phận) - Khi đứng nghiêm thì tư thế các bộ phận như thế nào? (đầu, chân, tay) - Khi đi thì tay chân thế nào? - Khi chạy thì tay, chân, mình, đầu ra sao? GV tóm tắt : Khi đứng, đi, chạy, thì các bộ phận (đầu, mình, chân, tay) của người sẽ thay đổi để phù hợp với tư thế hoạt động Hoạt động 2: Cách nặn, cách vẽ (5’) PP làm mẫu, quan sát, giảng giải GV thực hiện mẫu chi HS quan sát Cách nặn GV dùng đất hướng dẫn HS nặn : - Đầu - Mình - Tay, chân Ghép, dính các bộ phận lại thành hình người GV tạo dáng người thành : - Người đứng - Người đi - Người ngồi - Người chạy, nhảy, Cách vẽ GV vẽ phác hình người lên bảng : đầu, mình, tay, chân thành các dáng : - Đứng - Đi - Chạy, nhảy, GV vẽ thâm một số chi tiết phù hợp với các dáng cho các hoạt động cụ thể như : đá bóng, nhảy dây, Hoạt động 3: Thực hành (1’) PP thực hành Nặn HS nặn một hình dáng người theo ý thích Nặn thêm một số hình phụ : cây, quả bóng, nhà, (nếu còn thời gian) GV góp ý cho HS về cách nặn và tạo dáng Giúp HS tạo bố cục cho một đề tài nào đó (VD : Đá bóng, nhảy dây, ngồi chơi cờ, chơi bi, lao động, kéo co HS làm việc theo nhóm : tập trung sản phẩm để thành đề tài hoặc một truyện kể theo ý thích Vẽ HS vẽ một vài dáng người vào phần giấy trong VTV GV gợi ý và hướng dẫn HS : - Vẽ hình vừa với phần giấy - Vẽ 1 hoặc 2 hình người, mỗi hình một dáng khác nhau - Tạo thành bố cục cho một đề tài nào đó. Ví dụ : thể thao, văn nghệ, nhảy dây, đi chơi, GV gợi ý để HS vẽ thêm hình phụ cho phù hợp và vẽ màu theo ý thích Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3’) PP quan sát, nhận xét GV yêu cầu HS nhận xét bài tập về : - Hình dáng - Cách sắp xếp và màu sắc GV tóm tắt, bổ sung và nhận xét, khen ngợi HS có bài tập đẹp. Động viên HS, thu bài tập nặn hoặc bài vẽ đẹp 4) Tổng kết, dặn dò: (1’) Hoàn thành bài tập nặn hoặc bài vẽ ở nhà (nếu chưa làm xong) Xem lại các bài vẽ màu vào đường diềm, hình vuông đã suu tầm Nhận xét tiết học Hát HS hoạt động cá nhân, lớp HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV - Đầu, mình, chân, tay, - Đầu nhìn thẳng, chân đứng thẳng, tay áp sát người - Chân bước về phía trước, một tay đánh về phía trước, một tay đánh về phía sau - HS hoạt động lớp HS quan sát và theo dõi GV làm mẫu HS hoạt động cá nhân, nhóm HS thực hành HS chọn một trong hai hình thức nặn hoặc vẽ để thực hành HS hoạt động cá nhân, lớp HS quan sát bài tập của bạn và đưa ra nhận xét Nghe

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.