Những giáo án trong bộ sưu tập An toàn khi ở nhà được biên soạn một cách rõ ràng và chi tiết được tổng hợp từ nhiều giáo viên khác nhau . Với những bài soạn giáo án từ các thầy cô giáo có trình độ chuyên môn biên soạn, tiết học và giảng dạy của các bạn được nâng cao hiệu quả hơn, qua đây học sinh biết kể tên một số vật nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu. Xác định một số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng và cháy. Có thái độ biết giữ an toàn khi ở nhà. | AN TOÀN KHI Ở NHÀ. I. MỤC TIÊU : Giúp HS biết : -Kể tên một số vật nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu. -Xác định một số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng và cháy -Số điện thoại để báo cứu hỏa (114). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -Sưu tầm một số câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể về những tai nạn đã xảy ra đối với các em nhỏ ngay trong nhà ở III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ định : cũ : -Hôm trước các em học bài gì? -Muốn cho nhà cửa gọn gàng em phải làm gì ? -Em hãy kể tên 1 số công việc em thường giúp gia đình ? -Nhận xét. mới : *Giới thiệu bài : * Phát triển các hoạt động : Hoạt động 1 : Quan sát. MT : Biết cách phòng tránh đứt tay. Cách tiến hành: *Bước 1: -GV hướng dẫn HS: + Quan sát các hình trang 30 SGK. + Chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì? + Dự kiến xem điều gì xảy ra với các bạn trong mỗi hình? + Trả lời câu hỏi ở trang 30 SGK *Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày Kết luận: -Khi phải dùng dao hoặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn, cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay. -Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm với của các em nhỏ. -HS (theo nhóm đôi) làm việc theo hướng dẫn của GV. Hoạt động 2 : Đóng vai. MT : Nên tránh chơi gần lửa và những chất gây cháy. Cách tiến hành : *Bước 1: -Chia nhóm 4 em -GV giao nhiệm vụ cho các nhóm : +Quan sát các hình ở trang 31 SGK và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống xảy ra trong từng hình. *Bước 2 : -GV có thể đưa ra câu hỏi gợi ý : +Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn của mình ? +Các bạn khác có nhận xét gì về cách ứng xử của từng vai diễn? +Nếu là em, em có cách ứng xử khác không? +Các em rút ra được bài học gì qua việc quan sát các hoạt động đóng vai của các bạn. -GV nêu thêm câu hỏi để cả lớp thảo luận : + Trường hợp có lửa cháy các đồ vật trong nhà, em sẽ phải làm gì ? + Em có biết số điện thoại gọi cứu hỏa ở địa phương mình không? Kết luận : -Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa -Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy. -Khi xử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cấm ổ điện, dây dẫn đề phòng chúng bị hở mạch. Điện giật có thể gây chết người. -Hãy tìm mọi cách để chạy ra xa nơi có lửa cháy ; gọi to kêu cứu -Nếu nhà mình hoặc hàng xóm có điện thoại, cần hỏi và nhớ số điện thoại báo cứu hỏa, đề phòng khi cần. Lưu ý: Nếu còn thời gian GV cho HS chơi trò chơi “Gọi cứu hỏa” để tập xử lí tình huống khi có cháy. Nhóm nào làm tốt sẽ thắng cuộc. Mỗi nhóm 4 em _Các nhóm thảo luận, dự kiến các trường hợp có thể xảy ra: xung phong nhận vai và tập thể hiện vai diễn -Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình (mỗi nhóm chỉ trình bày một cảnh) -Những em khác quan sát theo dõi và nhận xét về các vai vừa thể hiện. 2’ cố – Dặn dò : -Về xem lại bài. -Chuẩn bị : “Lớp học” RÚT KINH NGHIỆM