Mục tiêu của giáo án bài Mặt trăng và các vì sao giúp học sinh khái quát hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm. | MẶT TRỜI VÀ CÁC VÌ SAO A- MỤC TIÊU: -Khái quát hình dạng,đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm. B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: -Tranh SGK (phóng to) HS: - Quan sát thực tế bầu trời ban đêm. - Giấy vẽ, bút màu. C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I- Ổn định: II- Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn là phương nào ? - GV nhận xét đánh giá. III- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em học bài Mạ Trăng và các vì sao. - GV ghi bảng tựa bài. - Khởi động: Cả lớp hát một bài về Mặt Trăng. Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. * Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng. * Cách tiến hành. - Bước 1: Làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. - Bước 2: Hoạt động cả lớp. - GV yêu cầu một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp. - GV yêu cầu HS nói những gì các em biết về Mặt Trăng. - Hỏi: Tại sao em vẽ Mặt Trăng như vậy ? (Có em vẽ trăng lưỡi liềm, có em vẽ trăng tròn). - Hỏi: Theo các em Mặt Trăng có hình gì ? - Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy trăng tròn ? - Em đã dùng màu gì để tô màu Mặt Trăng ? - Ánh sáng Mặt Trăng có gì khác so với ánh sáng mặt trời ? - GV kết luận: Mặt Trăng tròn, giống như một “quả bóng lớn” ở xa Trái Đất. Ánh sáng mặt trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng mặt trời vì Mặt Trăng không tự phát ra được ánh sáng. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời xuống Trái Đất. Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao. * Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của các ví sao. * Cách tiến hành: - GV hỏi: + Tại sao em lại vẽ các ngôi sao như vậy ? + Theo các em những ngôi sao có hình gì ? Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không ? + Những ngôi sao có toả sáng không ? * GV kết luận: - Các vì sao là những “quả bóng lửa” khổng lồ giống như Mặt Trời. Trong thực tế có nhiều ngôi sao còn lớn hơn Mặt Trời, nhưng vì chúng ta ở rất xa, rất xa Trái Đất nên ta nhìn thấy chúng nhỏ bé trên bầu trời. IV- Củng cố : - Nhận xét tiết học. V-Dặn dò:- Dặn HS về xem lại bài chuẩn bị bài để chuẩn bị ôn tập. - Hát vui. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - HS vẽ bầu trời. - HS lên trình bày. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. - HS phát biểu. - HS lắng nghe.