Luận văn: Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng DELTA AGF, với mục tiêu đo lường tác động của đòn bẩy tài chính của công ty, đánh giá ảnh hưởng của hai đòn bẩy đến khả năng sinh lợi và rủi ro, giải pháp tài trợ nhu cầu vốn tương lai hiệu quả, hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận trên vốn cổ phần. | Tóm lại: Đòn bẩy tổng hợp liên quan đến việc sử dụng chi phí cố định nhằm nổ lực gia tăng EPS cho cổ đông khi sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu tăng. Tác động của đòn bẩy tổng hợp được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (DTL). Tác động này tổng hợp từ tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy hoạt động liên quan đến việc sử dụng chi phí hoạt động cố định nhằm nổ lực gia tăng lợi nhuận hoạt động trước thuế và lãi (EBIT). Tác động của đòn bẩy hoạt động được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (DOL). Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng chi phí tài trợ cố định nhằm nổ lực gia tăng EPS cho cổ đông. Tác động của đòn bẩy tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tài chính (DFL). Giám đốc tài chính cần lưu ý rằng đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi. Nếu doanh nghiệp đạt được EBIT ít hơn định phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định thì sử dụng đòn bẩy có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông, khái niệm đòn bẩy làm sáng tỏ các đánh đổi rủi ro – lợi nhuận của nhiều loại quyết định tài chính khác nhau.