Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Đỗ Công Tường 2012-2013 (kèm đáp án)

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 10 của trường THPT Đỗ Công Tường giúp cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc ra đề và ôn tập. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Đỗ Công Tường. Câu 1: (2,0 điểm) Hãy trình bày khái niệm truyện cổ tích. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện ý nghĩa gì? Câu 2: (2,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong câu ca dao sau và cho biết ý nghĩa của nó. “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” Câu 3: (6,0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ “Đọc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du: “ Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt còn vương. Nỗi hờn kim cổ trời không hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng ?”. . HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Đỗ Công Tường Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 - Khái niệm:là tác phẩm tự sự dân gian kể về số phận con người bình thường trong xã hội, bộc lộ tinh thần nhân đạo, lạc quan của người bình dân. - Ý nghĩa: Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin cuả nhân dân vào công lí và chính nghĩa. 1,0 1,0 Câu 2 - Biện pháp tu từ: ẩn dụ: thuyền, bến. - Ý nghĩa: thuyền, bến gợi lên hình ảnh người con trai và người con gái trong tình yêu. Bài ca dao là lời khẳng định tình yêu thủy chung. 1,0 1,0 Câu 3 Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh phải nghị luận đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ. - Bài viết đủ ý, trình bày mạch lạc, chặt chẽ, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cơ bản thể hiện được các vấn đề sau: Mở bài: Giới thiệu bài thơ. 1,0 Thân bài: - Cảm nhận chung về bài thơ: bài thơ bộc lộ sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận của Tiểu Thanh và những người tài hoa, bất hạnh trong xã hội phong kiến. - Nội dung: + Số phận tài hoa bạc mệnh là nguồn cảm hứng của Nguyễn Du: xót xa cho sự thay đổi lớn lao của cuộc đời, một Tiểu Thanh bị xã hội vùi dập . + Nguyễn Du bất bình với một xã hội bất công đã vùi dập sắc tài của Tiểu Thanh. + Nguyễn Du mang nỗi đau đời, xót xa cho con người tài hoa xưa nay trước định mệnh. + Nguyễn Du lo lắng cho xã hội tương lai: 300 năm sau số phận con người có được giải thoát hay lại phải “người đời sau khóc người đời nay, người đời nay khóc người đời xưa” theo các thông lụy của con người tài hoa?. - Nghệ thuật: nghệ thuật đối, dùng câu hỏi tu từ bộ lộ nỗi xót xa của nhà thơ với Tiểu Thanh và với cuộc đời. 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 Kết bài: Đoạn trích có giá trị hiện thực và nhân văn sâu sắc. 0,5 Lưu ý: Điểm toàn bài làm tròn đến mức 0,5 điểm.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    67    2    29-04-2024
248    77    3    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.