Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 11 của trường THCS - THPT Hòa Bình năm 2012 là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bước vào kỳ thi cuối kì 1. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 11 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 17/12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THCS – THPT Hòa Bình I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (4,0 ĐIỂM) Câu 1: (4,0đ) Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.Anh(chị) hãy làm sáng tỏ luận điểm đó? (Bài văn nghị luận không quá 400 từ) II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN: (6,0 ĐIỂM) Câu . Theo chương trình chuẩn (6,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp hình tượng nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. Câu . Theo chương trình Nâng cao ( điểm) Phân tích sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở. ------Hết------ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Đơn vị ra đề: THCS – THPT Hòa Bình 0,5 1 - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nhân vật 1,0 2 Nêu qua ý nghĩa nhan đề của đoạn trích: Nêu được hai lần đổi tên của tác phẩm và ý nghĩa nhan đề “chí phèo” 0,5 - Hoàn cảnh gặp gỡ: Lúc đầu uống rượu say không về túp lều mà ra sông tắm. Trên đường đi gặp Thị Nở. Sự chung đụng mang tính bản năng của gã đàn ông trong cơn say. 0,5 3 * Sự thức tỉnh: - Tỉnh dậy sau đêm gặp Thị Nở: bâng khuâng, mơ hồ buồn, nghe những âm thanh của ngày thường, chí nhìn lại cuộc đời mình - Khi được chăm sóc: + Tâm trạng: ngạc nhiên, cảm động, vừa bâng khuâng vừa vui vừa buồn; khát vọng được lương thiện + Ý nghĩa bát cháo hành: biểu hiện của tình thương yêu giữa con người với con người,. 1,5 4 * Khi bị Thị Nở từ chối: - Tâm trạng: ngẩn người, uống rượu, khóc và thấy thoang thoảng hơi cháo hành - Hành động: định vác dao đến nhà Thị Nở nhưng lại đến nhà Bá Kiến - Lời nói: tao muốn làm người lương thiện, giết Bá Kiến và tự sát. Cái chết của Bá Kiến là cái chết cho sự trả giá cho những gì mình đã gây ra còn cái chết của Chí Phèo là cái chết trên ngưỡng cửa trở về làm người 1,5 Lưu ý: Học có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung chính. Cần khuyến khích những bài có sáng tạo.