Mục tiêu của giáo án bài Cây con mọc lên từ hạt giúp học sinh chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. | KHOA HỌC CÂY NON MỌC LÊN TỪ HẠT tiêu: Sau bài học, HS biết: - Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt. - Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt. - Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà. dùng dạy học: - Hình trang 108, 109 SGK. - Chuẩn bị theo các nhân: Ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen, . . .) vào bông ẩm (hoặc giấy thấm hay đất ẩm) khoảng 3-4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp. hoạt động dạy học chủ yếu: tra bài cũ: (3’) -Kiểm tra 2 HS. HS1: -Kể tên một loài hoa thụ phấn bằng côn trùng và một số loài hoa thụ phấn nhờ gió. HS2: -Nêu sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa. -GV nhận xét bài cũ. mới: TG Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1’ 15’ 8’ 7’ 2’ thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. dung: Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt. Mục tiêu: HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt. Tiến hành: -GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen, . . .) đã ươm ra làm đôi, yêu cầu từng bạn chỉ rõ đâu là võ, phôi, chất dinh dưỡng. -GV đi đến từng nhóm kiểm tra và giúp đỡ. -Sau đó GV yêu cầu các nhóm tiếp tục xem tranh và đọc các thông tin trong SGK để làm bài tập. -Gọi đại diện nhóm trình bày. -GV nhận xét, chốt lại kết luận đúng. KL: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Hoạt động 2: Thảo luận. Mục tiêu: Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt. Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà. Tiến hành: -GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. -Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận về gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình. -GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công. KL: Điều kiện để hạt nảy mầm là độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh). Hoạt động 3: Quan sát. Mục tiêu: HS nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt. Tiến hành: -GV yêu cầu HS quan sát hình 7 SGK/109, làm việc theo nhóm đôi mô tả quá trình phát triển của cây mướp. -Gọi đại diện HS trình bày. -GV và HS các nhóm khác nhận xét, kết luận. Hoạt động cuối :Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Về nhà thực hành theo yêu cầu của mục thực hành trang 109 SGK. -HS nhắc lại đề. -HS làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng. -HS xem tranh 2,3 và đọc các thông tin SGK/108. -Đại diện các nhóm trình bày. -Làm việc theo nhóm tổ. -HS trình bày kết quả làm việc. -HS nhắc lại. -HS làm việc theo nhóm đôi. -HS trình bày. *Rút kinh nghiệm tiết dạy: