Mời các bạn giáo viên cùng học sinh tham khảo bộ sưu tập về Gieo trồng cây nông nghiệp để giảng dạy và học tập tốt nhất. Đây là bộ sưu tập đã được chúng tôi tuyển tập một cách kỹ lưỡng về hình thức lẫn nội dung, qua đây giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về cách biên soạn giáo án, học sinh hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta, hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng, các phương pháp xử lý hạt giống. | GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh hiểu được mục đích, quy trình và yêu cầu kỹ thuật làm đất trong trồng trọt. - Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng. - Biết khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta. - Hiểu mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng, các phương pháp xử lý hạt giống. - Biết được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt, trồng cây con. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng quan sát. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ. Yêu thích công việc nông nghiệp, yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Tranh hình 25, 26 SGK trang 37 - Một hạt nảy mầm, một đoạn cành bánh tẻ. 2. Học sinh. Mẫu phiếu trang 39 SGK III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1. Ổn định tổ chức lớp-Kiểm tra sĩ số 7A: ./31; 7B./ 31 2. Kiểm tra. Câu hỏi: Các công việc làm đất là gì? Công việc nào quan trọng nhất? Giải thích. 3. Bài mới. Hoạt động 1 III. Thời vụ gieo trồng GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi. GV? Thời vụ gieo trồng là gì? HS: Là khoảng thời gian người ta gieo trồng 1 cây nào đó. GV: Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiểu học tập SGK trang 39 HS: Thảo luận trả lời kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV? Thông thường chúng ta có mấy vụ trong năm? HS: Kết luận - Phụ thuộc vào khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu bệnh từng địa phương có thời vụ khác nhau. - Thường có 3 vụ trong 1 năm. + Vụ đông xuân: T11 T4-5 năm sau + Vụ hè thu: T4 T7 + Vụ mùa: T6 T11 + Vụ đông: T9 T12 (chỉ có ở miền bắc) GV: Nhận xét chốt lại kiến thức Hoạt động 2 IV. Tìm hiểu phương pháp kiểm tra và xử lý hạt giống. GV: Yêu cầu HS đọc nội dung mục II và trả lời câu hỏi. GV? Mục đích của việc kiểm tra hạt giống là gì? Mục đích và phương pháp xử lý hạt giống là gì? HS: Đọc thông tin trả lời từng câu, HS khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét chung kết luận - Kiểm tra hạt giống nhằm phát hiện hạt giống tốt, loại bỏ hạt giống xấu. - Xử lý hạt giống vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt. - Các biện pháp: Xử lý bằng nhiệt độ Xử lý bằng hoá chất Hoạt động 3 V. Phương pháp gieo trồng HS: Đọc thông tin GV? Gieo trồng cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nào? HS: Thời vụ, mật độ, khoảng cách, độ nông sâu. GV: Cho HS quan sát hạt nảy mầm, 1 đoạn cành giải thích cây được mọc ra từ hạt hoặc 1 đoạn cành. GV? Có các cách gieo trồng nào? HS: Trồng bằng hạt, cây con, cành. GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ cụ thể từng cách gieo trồng. HS: Hạt (lúa, ngô, đỗ,.) cây con cây ngắn và dài ngày, củ (khoai tây), hom (sắn,) - Tuỳ từng loại cây trồng mà có thể gieo bằng hạt, trồng bằng cây con, đoạn cành, củ, hom. GV: Kết luận 4. Củng cố. - Câu hỏi: Kể tên các phương pháp gieo trồng mà em biết? Cho ví dụ cụ thể. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - HS và trả lời câu hỏi cuối mỗi bài. - Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương.