Giáo án Địa lý 6 bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)

Bao gồm các giáo án Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) được thiết kế chi tiết trong bộ sưu tập dành cho quý bạn đọc tham khảo trong giáo dục và học tập. Qua bài học, với các kiến thức được cung cấp giúp học sinh nắm được đặc điểm hình thái 3 dạng địa hình Đồng bằng, Cao nguyên và Đồi. Qua quan sát tranh ảnh hình vẽ, ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp. Chỉ đúng 1 số Đồng bằng, cao nguyên lớn của TG trên bản đồ. Rèn kĩ năng quan sát, mô tả kênh hình. Rèn kĩ năng xác định, chỉ bản đồ. | Bài 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT ( TIẾP THEO ) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nắm được đặc điểm hình thái 3 dạng địa hình: Đồng bằng, Cao nguyên và Đồi. Qua quan sát tranh ảnh hình vẽ, ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp. - Chỉ đúng 1 số Đồng bằng, cao nguyên lớn của TG trên bản đồ. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, mô tả kênh hình. - Rèn kĩ năng xác định, chỉ bản đồ. 3. Thái độ: Yêu quê hương, yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên II. Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, vấn đáp, trực quan, thảo luận . III. Chuẩn bị giáo cụ. GV: - Bản đồ tự nhiên VN và tự nhiên TG. - Mô hình Đồng bằng, Cao nguyên. HS: Tranh ảnh, tư liệu liên quan bài học IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức. 6a 6b 2. Kiểm tra bài cũ. Núi là gì? tiêu chuẩn phân loại núi. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề: ? Ngoài núi ra trên bề mặt TĐ còn có các dạng địa hình nào nữa ( HS: Đồng bằng, Cao nguyên, Đồi ) ? Vậy các khái niệm này ra sao? Chúng có điểm giống và khác nhau ntn? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: b. Triển khai bài dạy. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV. Chia lớp làm 6 nhóm 2 nhóm thảo luận về 1 dạng địa hình theo mẫu bảng sau: GV cho các nhóm thảo luận trong 7 phút Gọi HS điền bảng các nhóm khác nhận xét, bổ xung. Đặc điểm Cao nguyên Đồi Bình nguyên (Đồng bằng) Độ cao Độ cao tuyệt đối >500m Độ cao tương đối dưới 200m Độ cao tuyệt đối < 200m (nhưng có nhiều Bình nguyên có độ cao gần 500m) Đặc điểm hình thái Bề mặt tương đối bằng Phẳng hoặc hơi gợn Sóng. Sườn dốc Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa Núi và Đồng bằng Có dạng bát úp đỉnh tròn, sườn thoải - Có 2 loại: + Bào mòn: bề mặt hơi gợn sóng. + Bồi tụ: Bề mặt bằng phẳng do phù xa của các con sông lớn bồi đắp. Kể tên Các khu Vực nổi Tiếng Cao nguyên Tây tạng (Trung Quốc) Mộc Châu, Tây nguyên( VN) Trung du Phú thọ, Thái Nguyên + Bào mòn: Châu Âu, Canada + Bồi tụ: Hoàng Hà, Amazon, Sông Hồng, Sông Cửu Long. Giá trị Kinh tế Trồng cây công nghiêp. chăn nuôi gia súc lớn Trồng cây CN kết hợp trồng rừng và chăn nuôi gia súc Trồng cây LT - TP, chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm. Tập trung đông dân cư. 4. Củng cố. - Nhắc lại khài niệm về 4 loại địa hình: Núi, Cao nguyên, Đồi, Đồng bằng. - Các loại địa hình trên có giá trị kinh tế khác nhau ntn? - Bình nguyên có mấy loại? Đặc điểm của từng loại? 5. Dặn dò. - Học bài và làm bài tập cuối bài. - Đọc bài đọc thêm. - Chuẩn bị nội dung toàn bộ các bài đả được học từ bài 1 đến bài 14 hôm sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.