Với nội dung của bài Luyện tập tả cảnh học sinh có thể được học cách quan sát, lựa chọn chi tiết và lập dàn ý để tả cảnh một buổi trong ngày. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong một bài văn tả cảnh, tập chuyển một phần dàn ý được thành một đoạn văn hoàn chỉnh. | Giáo án Tiếng việt 5 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu 1. Học sinh tìm được những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh (Rừng trưa và Chiều tối). 2. Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày, chân thực, tự nhiên. II. Đồ dùng dạy - học - Những ghi chép và dàn ý HS đã có khi quan sát cảnh một buổi trong ngày. - Một số bút dạ và giấy rô-ki khổ to để HS làm bài. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A . Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS trình bày lại dàn ý thể hiện kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày đã cho về nhà ở nhà tiết tập làm văn trước. - Một đến hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Các em đã được học cách quan sát, lựa chọn chi tiết và lập dàn ý để tả cảnh một buổi trong ngày. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong một bài văn tả cảnh, tập chuyển một phần dàn ý được thành một đoạn văn hoàn chỉnh. - HS lắng nghe. - GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở. dẫn HS luyện tập Bài tập 1 - Gọi hai HS đọc nối tiếp bài tập (mỗi HS đọc một đoạn văn). - Hai HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK. - GV yêu cầu HS đọc thầm, ghi vào vở nháp, sau đó trao đổi với bạn theo nhóm đôi những hình ảnh mà các em thích. - HS đọc thầm, ghi ra vở nháp những hình ảnh mình thích, sau đó trao đổi với bạn. - Gọi HS trình bày, có thể GV hỏi thêm vì sao em thích? - GV lưu ý HS có thể thích những hình ảnh khác nhau, cần tôn trọng ý kiến của HS. - HS nối tiếp nhau lần lượt trình bày những hình ảnh có trong hai đoạn văn mà các em thích. Có thể nói rõ vì sao các em thích. Bài tập 2 - Gọi HS đọc bài tập. - Một HS đọc bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK. - Yêu cầu HS làm bài, GV phát bút dạ và giấy khổ to cho một số HS làm bài. GV lưu ý HS Mở bài hoặc Kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn viết một đoạn trong phần Thân bài. - HS làm việc cá nhân. Cả lớp làm bài vào vở nháp. Hai đến ba HS làm bài vào giấy khổ to. - Gọi HS trình bày kết quả bài làm trước lớp. GV và HS nhận xét, đánh giá bài làm của HS; tuyên dương các HS viết bài sáng tạo, có ý riêng, không sáo rỗng. - HS lần lượt đứng lên trình bày kết quả bài làm. Những HS làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng. Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn. - GV chốt lại: Để viết một đoạn văn hay trước hết chúng ta phải quan sát đúng và viết tự nhiên, chân thực những đặc điểm vốn có của cảnh vật. Một đoạn văn hay phải là một sản phẩm mang nét riêng, độc đáo của từng em, là kết quả suy nghĩ của chính các em, không phải là sản phẩm lặp lại y nguyên cách nghĩ, cách cảm của người khác. - HS lắng nghe. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn có đoạn văn hay nhất. - HS lắng nghe. - Dặn HS về nhà: + Hoàn chỉnh viết lại đoạn văn tả một buổi trong ngày vào vở. + Quan sát một cơn mưa ghi lại vào vở nháp những điều các em quan sát được. - HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.