Các em đã được biết về từ đồng nghĩa, hôm nay chúng ta tiếp tục luyện tập về sử dụng từ đồng nghĩa để điền vào chỗ trống hoặc viết đoạn văn, kết hợp với nắm được ý nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ có nghĩa giống nhau để sử dụng cho đúng. | Giáo án Tiếng việt 5 Luyện từ và câu Luyện tập về từ đồng nghĩa I. Mục tiêu 1. Biết sử dụng từ đồng nghĩa để điền vào chỗ trống và viết đoạn văn. 2. Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt với đất nước, quê hương. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ chép sẵn Bài tập 1. - Bút dạ và giấy khổ to đủ cho HS làm Bài tập 3. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS đọc Bài tập 3 phần b, c đã hoàn thiện ở nhà hôm trước. - Hai HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - GVnhận xét, cho điểm việc làm bài và học bài làm ở nhà của HS. - Cả lớp lắng nghe. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Các em đã được biết về từ đồng nghĩa, hôm nay chúng ta tiếp tục luyện tập về sử dụng từ đồng nghĩa để điền vào chỗ trống hoặc viết đoạn văn, kết hợp với nắm được ý nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ có nghĩa giống nhau để sử dụng cho đúng. - HS lắng nghe. - GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở. 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 - Gọi một HS đọc Bài tập 1. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Yêu cầu HS tự làm bài. Sau khi HS làm bài xong các em trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả bài làm của mình. - HS làm việc cá nhân, một HS lên bảng làm bài vào bảng phụ. Sau khi làm xong HS trao đổi theo nhóm đôi kết quả bài làm của mình. - Gọi HS trình bày, nhận xét bài của bạn. - Năm đến bảy HS lần lượt trình bày kết quả bài làm của mình. Cả lớp theo dõi nhận xét bài của bạn. - Gọi HS nhận xét chữa bài cho bạn trên bảng. - Nhận xét, chữa bài. Đáp án: Bạn Lệ đeo trên vai chiếc ba lô con cóc. Bạn Thư điệu đàn xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn vai vác một thùng nước uống Hai bạn Tân và Hưng to, khỏe cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh. Bạn Phượng nhỏ nhất thì kẹp trong nách mấy tờ báo . Bài tập 2 - Gọi HS đọc bài. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Trong ngoặc đơn có mấy ý để lựa chọn giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ này? Đó là những ý nào? - Trong ngoặc đơn có 3 ý để chúng ta lựa chọn giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ là: + Làm người phải thủy chung. + Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. + Loài vật thường nhớ nơi ở cũ. - Yêu cầu suy nghĩ, lần lượt ghép thử từng ý với các câu tục ngữ, rồi viết câu trả lời ra giấy nháp. - HS suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến ra giấy nháp để phát biểu miệng. - Gọi HS trình bày. - HS lần lượt trình bày ý kiến của mình, cả lớp theo dõi, nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. Bài tập 3 - Gọi một HS đọc Bài tập 3. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Yêu cầu HS giới thiệu khổ thơ các em em định chọn để viết. - Bốn đến năm HS phát biểu khổ thơ mà các em chọn để viết. - Gv nhắc HS: có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài, khi viết cần chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa. - Yêu cầu một HS khá giỏi làm mẫu. - Nhắc HS làm bài vào vở. - HS lắng nghe. - HS làm mẫu. Ví Dụ: Trong các sắc màu, em thích nhất là màu đỏ. Màu đỏ là màu máu hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc, màu đỏ rực của mặt trời mới mọc, màu của bếp lửa hồng, màu của quả chín,. Màu đỏ là màu lộng lẫy, màu của đấu tranh. - HS đọc lại bài, suy nghĩ làm bài vào vở. - Gọi HS dưới lớp trình bày kết quả bài làm của mình. - Năm đến bảy HS đọc bài làm của mình. - GV nhận xét, biểu dương những bài viết hay, chú ý sửa lỗi ngữ pháp hoặc cách dùng từ cho từng HS (nếu có). - HS tham gia cùng GV nhận xét chữa bài của bạn. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực trong học tập. - HS lắng nghe.