Mời các bạn giáo viên cùng học sinh tham khảo bộ sưu tập về những giáo án Máy tăng âm để giảng dạy và học tập tốt nhất. Khi tham khảo tư liệu này, quý thầy cô giáo có nhiều cơ hội học hỏi những kinh nghiệm và kỹ năng soạn giáo án giảng dạy từ các bạn đồng nghiệp. Giúp học sinh đạt được mục tiêu của bài học đề ra, biết và hiểu được nguyên lí làm việc của khối khuếch đại công suất. Học sinh có kĩ năng biết vận dụng máy tăng âm vào trong thực tế. | MÁY TĂNG ÂM I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí của máy tăng âm. - Biết và hiểu được nguyên lí làm việc của khối k/đại công suất. 2/ Kĩ năng: Biết vận dụng máy tăng âm vào trong thực tế. 3/ Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình học tập để đạt được kiến thức và kĩ năng trên II/ CHUẨN BỊ: 1/ Chuẩn bị nội dung: - Nghiện cứu bài 18 sgk. - Tham khảo tài liệu. 2/ Chuẩn bị đồ dùng: Tranh vẽ hình 18-2; 18-3 sgk. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: 2/ Bài củ: Một thông tin cần truyền đi xa cần có các phương tiện chuyên dùng nào? Trình bày các phương tiện đó ? 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Giới thiệu k/niệm về máy tăng âm: - Máy tăng âm là gì ? Có mấy loại ? Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ khối và ng/lí làm việc của máy tăng âm: GV: Vẽ sơ đồ khối hình 18-2 lên bảng giải thích ng/lí và chức năng của từng khối. HS: Quan sát,vẽ theo và cho biết: - Chức năng của từng khối ? - Các khối tiền kĐ,mạch kích và kĐ công suất có điểm gì giống nhau về chức năng ? Hoạt động 3: Giới thiệu ng/lí làm việc của khối kĐ công suất: GV: Sử dụng tranh vẽ hình 18-3 sgk giới thiệu sơ đồ và ng/lí hoạt động. HS: Quan sát và cho biết: - Sơ đồ mạch gồm những linh kiện gì ? - Khi chưa có tín hiệu vào và khi có tín hiệu vào thì tín hiệu ra ntn ? I/ Khái niệm về máy tăng âm: - Là thiết bị kđ tín hiệu âm thanh. + Tăng âm thông thường (HI) + Tăng âm chất lượng cao (FI) II/ Sơ đồ khối và ng/lí làm việc máy tăng âm: - Sơ đồ khối. - Chức năng của từng khối. + Khối mạch vào: Tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau,điều chỉnh cho phù hợp. + Khối tiền kĐ: KĐ tới một giá trị nhất định. + Khối mạch âm sắc: Điều chỉnh độ trầm,bổng của âm thanh. + Khối mạch kĐTG kích: kĐ tín hiệu vào đủ công suất kích cho tầng công suất. + Khối kĐ công suất: KĐ công suất cho đủ lớn đưa ra loa. + Khối nguồn nuôi: Cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm. III/ Ng/lí hoạt động của khối kĐ công suất: * Sơ đồ: Mạch kĐ công suất mắc đẩy kéo có biến áp. * Nguyên lí: - Khi chưa có tín hiệu vào T1,T2 Khóa, tín hiệu ra bằng 0. - Khi có tín hiệu vào: + Nữa chu kí đầu điện thế ở điểm B+ làm T1 dẫn,T2 khóa: có tín hiệu ra trên BA2. + Nữa chu kí sau điện thế ở điểm C+ thì T2 dẫn T1 khóa: có tín hiệu ra trên BA2. Vậy cả hai nữa chu kì đều có tín hiệu kĐ ra loa. 4/ Củng cố: - Nắm được máy tăng âm gồm những khối nào ? Chức năng của từng khối. - Biết được sơ đồ và ng/lí làm việc của khối mạch kĐ công suất mắc đẩy kéo có BA. IV/ TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ: - Nhận xét giờ học. - HS trả lời các câu hỏi cuối bài. - Dặn dò HS đọc trước nội dung bài 19 sgk.