Đề kiểm tra HK1 Địa Lí 6 – THCS Nguyễn Hoàng 2012 - 2013 (kèm đáp án)

Nhằm chuẩn bị kiến thức cho kì thi kết thúc học kì 1 mời các bạn học sinh lớp 6 tham khảo đề kiểm tra học kỳ 1 môn Địa Lí lớp 6 – THCS Nguyễn Hoàng 2012 - 2013 (kèm đáp án). | Trường: THCS NGUYỄN HOÀNG Lớp:. Họ, tên: KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN: ĐỊA LÍ- LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút SBD Mã phách ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (2 điểm) Trình bày vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Câu 2: (2 điểm) Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có mấy lớp? Nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất? Câu 3: (3 điểm) Hãy nêu hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống? Câu 4:(3 điểm) Dựa vào hình sau, hãy cho biết A, B, C là các dạng địa hình nào? Tại sao? Hết Trường: THCS NGUYỄN HOÀNG Lớp:. Họ, tên: KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN: ĐỊA LÍ- LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút SBD Mã phách ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM (Đáp án này gồm 02 trang) CÂU Ý Nội dung Điểm 1(2 điểm) * Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo. - Hướng tự quay từ Tây sang Đông. - Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ(một ngày đêm). 0,75 0,5 0,5 2(2 điểm) - Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Lớp vỏ Trái Đất, lớp trung gian và lớp lõi. - Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất: + Độ dày từ 5 – 70 km. + Trạng thái rắn chắc. + Càng xuống sâu t0 cáng cao nhưng tối đa chỉ tới 10000 C. 1,5 3(3 điểm) - Hiện tượng động đất, núi lửa: + Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất + Tác hại: Tro bụi và dung nham vùi lấp làng mac, ruộng nương +Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển. + Tác hại: Những trận động đất làm cho nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phà hủy và làm nhiều người chết. -Quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống: vì Dung nham của núi lửa khi bị phân hủy sẽ tạo thành một loại đất đỏ rất phì nhiêu, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp. 0,5 1 4(3 điểm) - A là dạng địa hình miền núi vì có độ cao tuyệt đối trên 500 m, đỉnh nhọn, sườn dốc - B là dạng địa hình cao nguyên vì có độ cao tuyệt đối trên 500 m, bề mặt tương đối bằng phẳng, sườn dốc - C là dạng địa hình bình nguyên vì có độ cao tuyệt đối dưới 200 m, có bề mặt tương đối bằng phẳng 1 1 1

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.