Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa Lí lớp 6 của trường THCS Lê Hồng Phong gồm các câu hỏi tự luận (có đáp án) với nội dung: Cấu tạo bên trong Trái Đất, vai trò của vỏ Trái Đất. giúp cho các bạn học sinh lớp 6 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho ôn tập thi học kì 1. | Trường: THCS LÊ HỒNG PHONG Lớp:. Họ, tên: KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN: ĐỊA LÍ- LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút SBD Mã phách Thời gian làm bài 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) Câu 1: ( 3 điểm) a. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Trình bày đặc điểm của từng lớp? b. Trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất? Câu 2: (3 điểm). Trình bày sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả? Câu 3: ( 4 điểm) a. Nêu khái niệm về núi? ( 1 điểm) b. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên?( 2 điểm) Giám thị coi thi không giải thích gì thêm Trường: THCS LÊ HỒNG PHONG Lớp:. Họ, tên: KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN: ĐỊA LÍ- LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút SBD Mã phách ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 6 Năm học: 2012 – 2013 Câu Đáp án Điểm 1 a. * Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp ( Vỏ, trung gian, lõi ) tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất: - Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau. - Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như: không khí, nước, sinh vật và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. 1đ 1,5đ 2 * Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo. - Hướng tự quay: từ Tây sang Đông . - Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24h (một ngày đêm). - Vì vậy bề mặt Trái Đất chia ra thành 24 giờ khu vực giờ. * Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: - Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. - Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất. 2đ 0,5 1đ 3 * Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Núi gồm 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi. - Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối). * Giống nhau: là dạng địa hình tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. * Khác nhau: - Bình nguyên: là dạng địa hình thấp, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. - Cao nguyên: là dạng địa hình có sườn dốc, có độ cao tuyệt đối thường trên 500m, thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. 0,5 3đ 1 1 1