Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa Lí của trường THCS Nguyễn Chí Diểu là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6 để chuẩn bị bước kiểm tra 1 tiết. | KIỂM TRA 1 TIÊT - NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ DIỂU Môn: Địa lý - LỚP: 6 --------------------- Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Phân biệt thời tiết và khí hậu? ( 2 điểm ) Câu 2: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Lượng mưa ( mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TP. Hồ Chí Minh 18 14 16 35 110 160 150 145 158 140 55 25 Hãy tính tổng lượng mưa trong năm ở thành phố Hồ Chí Minh và nêu cách tính? ( 2 điểm ) Câu 3: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Nêu giới hạn và đặc điểm của đới khí hậu đó ? ( 3 điểm) Câu 4: Lớp vỏ khí gồm mấy tầng? Nêu đặc điểm của tầng đối lưu? (3 điểm) HẾT KIỂM TRA 1 TIÊT - NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ DIỂU Môn: Địa lý - LỚP: 6 --------------------- Thời gian làm bài: 45 phút ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU Nội dung Điểm 1 Phân biệt thời tiết và khí hậu: - Thời tiết là sự biểu của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn. - Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm. 1,0 1,0 2 - Tổng lượng mưa trong năm ở TPHCM: 18+ 14 +16 + 35 + 110 + 160 + 150 + 145 + 158 + 140 + 55 + 25 = 1026 mm . - Nêu cách tính :Lượng mưa năm = Tổng lượng mưa trong 12 tháng 1,5 0,5 3 4 * Kể tên các đới khí hậu chính trên Trái Đất : - Đới nóng ( hay nhiệt đới) . - Hai đới ôn hòa ( hay ôn đới). - Hai đới lạnh ( hay hàn đới) . * Xác định đúng Việt Nam nằm ở đới nóng ( hay nhiệt đới). * Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam . * Đặc điểm: - Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. - Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. - Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là Tín phong. - Lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến trên 2000mm. -Lớp vỏ khí gồm 3 tầng: +Tầng đối lưu + Tầng bình lưu. + Các tầng cao. -Đặc điểm tầng đối lưu: + Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16 km; tầng này tập trung tới 90% không khí. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (TB lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C) (0,5 đ) + Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 1 0,5 0,5 0,5 0,5