Với mục đích giúp cho học sinh nắm được rõ kiến thức về chiến thắng Bạch Đằng và người anh hùng Ngô Quyền mời các bạn tham khảo bộ sưu tập này. Những giáo án trong bộ sưu tập này giúp cho học sinh có thể kể đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng. Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta dựa vào thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch. | CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO ( Năm 938 ) I Mục đích - yêu cầu: thức: - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng : Ngô Quyền quê ở huyện Đường Lâm, con rễ Dương Đình Nghệ. + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. + Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta dựa vào thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch. năng: - Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc. độ: - Luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc. II Đồ dùng dạy học : - Hình minh họa - Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng - Phiếu học tập Họ và tên: Lớp: Bốn Môn: Lịch sử PHIẾU HỌC TẬP Em hãy điền dấu x vào sau thông tin đúng về Ngô Quyền + Ngô Quyền là người làng Đường Lâm (Hà Tây) + Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ. + Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 8 phút 10phút 8 phút 2 phút Khởi động: Hát Bài cũ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại xảy ra? - Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? - GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS làm phiếu học tập - GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu vài nét về con người Ngô Quyền. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đọc SGK, cùng thảo luận những vấn đề sau: + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở đâu? + Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì? + Trận đánh diễn ra như thế nào? + Kết quả trận đánh ra sao? - GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến của trận đánh Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận - Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? - Điều đó có ý nghĩa như thế nào? - GV kết luận Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - HS trả lời - HS nhận xét - HS làm phiếu học tập - HS xung phong giới thiệu về con người Ngô Quyền. - HS đọc đoạn: “Sang đánh nước ta thất bại” để cùng thảo luận nhóm - HS thuật lại diễn biến của trận đánh - HS thảo luận – báo cá - Mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. - Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Phiếu học tập SGK Các ghi nhận, lưu ý :