Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học 7 - THCS Thủy Châu (2011-2012)

Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 7 - THCS Thủy Châu (2011-2012) giúp cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc ra đề và ôn tập. | Trường THCS Thủy Châu ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲI Năm học 2011-2012 Môn : SINH HỌC 7 Thời gian : 45 phút Câu 1:Trình bày đặc điểm chung của động vật.(1điểm) Câu 2 : Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào? (1điểm) Câu 3: Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? (1điểm) Câu 4: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản mọc chồi?(1điểm) Câu 5: Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều ? (1,5điểm) Câu 6: Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.(1điểm) Câu 7: Cách dinh dưỡng của trai sông có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?(1điểm) Câu 8: Cơ thể hình nhện có mấy phần? Nêu vai trò của các bộ phận có trong mỗi phần?(2,5điểm) HẾT Câu Nội dung Điểm 1 Dị dưỡng Có khả năng di chuyển Có hệ thần kinh và giác quan 0,25 0,5 2 Giống: Có cấu tạo từ tế bào, gồm nhân, chất nguyên sinh, diệp lục. Khác : Di chuyển , dị dưỡng 0,5 0,5 3 Vì ở miền núi môi trường thuận lợi( nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp ) nên có nhiều loài muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét. 1 4 Ở thủy tức: Khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. San hô: Khi trưởng thành, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn. 0,5 0,5 5 Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan với tỉ lệ rất cao vì chúng làm việc trong môi trường đất ngập nước. Trong môi trường đó có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò ở nước ta thường uống nước và ăn các cây cỏ từ thiên nhiên, có các kén sán bám ở đó rất nhiều. 0,5 0,5 0,5 6 Ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, uống nước lã. Rửa tay trước khi ăn, diệt trừ ruồi nhặng, kết hợp với vệ sinh xã hội ở cộng đồng 0,5 0,5 7 Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch môi trường nước. 1 8 Phần đầu ngực: Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi và tự vệ Đôi chân xúc giác: Cảm giác về khứu giác và xúc giác. 4 đôi chân bò: Di chuyển và chăng lưới. Phần bụng: Đôi khe thở: Hô hấp 1 lỗ sinh dục: Sinh sản Các núm tuyến tơ: Sinh ra tơ nhện 1,5 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- MÔN SINH HỌC 7 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mở đầu 2 tiết/24 tiết 1 điểm Nêu được đặc điểm chung của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên 1 câu: 1 điểm Chương I: Ngành động vật nguyên sinh 4 tiết/24 tiết 2 điểm Nhận biết được nơi sống , cấu tạo , di chuyển của một số ĐVNS và vai trò của chúng 2 câu: 2 điểm Chương II: Ngành ruột khoang 3 tiết/24 tiết 1 điểm Nhận biết được sự khác nhau trong sinh sản của các đối tượng trong cùng một ngành. 1 câu: 1 điểm Chương III: Các ngành giun 6tiết/24 tiết 2,5 điểm Giải thích được vì sao tỉ lệ mắc bệnh giun sán ở người cũng như động vật ở nước ta chiếm tỉ lệ cao và đề ra các biện pháp 2 câu: 2,5 điểm Chương IV: Ngành thân mềm 3 tiết/24 tiết 1 điểm Giải thích được cơ chế lọc nước qua cách dinh dưỡng của trai sông 1 câu: 1 điểm Chương V: Ngành chân khớp 6 tiết/24 tiết 2,5 điểm Nêu được cấu tạo cơ thể nhện và chức năng các bộ phận 1 câu: 2,5 điểm 4 câu ( 5,5 điểm) 2 câu: 2điểm 1 câu: 2,5 điểm

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.