Để đạt được kết quả kiểm tra giữa học kì 2 tốt hơn mời các bạn học sinh lớp 9 tham khảo đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa Lí lớp 9 của trường THCS Chánh Hưng (kèm đáp án). | TRƯỜNG THCS CHÁNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 9 Năm học 2012-2013 Thời gian: 45 Phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4điểm) a/ Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn của vùng Đông Nam Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? b/ Giải thích vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ? Câu 2: () a/Trình bày tình hình sản xuất nông nghiệp và ý nghĩa của việc sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng Sông Cưu Long? b/ Vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng Sông Cưu Long? Câu 3: ( điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng Sông Cưu Long và cả nước (Nghìn tấn) 1995 2000 2002 Đồng bằng Sông Cưu Long 819,2 1169,1 1354,5 Cả nước 1584,4 2250,5 2647,4 a/ Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. b/ Nhận xét. ---------------------HẾT---------------------- ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 a Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn của vùng Đông Nam Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: - Đặc điểm: + Độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam. + Giàu tài nguyên - Thuận lợi: Nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế + Địa hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo + Biển nhiều hải sản, nhiều đầu khí ở thềm lục địa - Khó khăn: Trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiểm môi trường 2đ 0,25 b Giải thích vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ :vì vùng có - Khí hậu nóng ẩm ổn định, ít gió lớn. - Đất đỏ badan rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su.) - Thị trường tiêu thụ rộng lớn, - Người lao động có kinh nghiệm trong việc trồng và khai thác mũ cao su 2đ 2 a Trình bày tình hình sản xuất nông nghiệp và ý nghĩa của việc sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng Sông Cưu Long: * Tình hình sản xuất nông nghiệp: - Chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích (51,1%) và sản lượng (51,4%) lúa so với cả nước - Sản lượng bình quân năm 2002 là: 1066,3 kg/người lớn nhất cả nước. - Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu. - Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% so với cả nước. Nhiều nhất là các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. - Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá xuất khẩu. - Ngoài ra nghề rừng giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là rừng ngập mặn. * ý nghĩa: + Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước. + Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nước. + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. b Vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng Sông Cưu Long - Sản phẩm nông sản dồi dào, nguyên liệu phong phú cho ngành CN CBLTTP. - Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 1đ 3 a - Vẽ biểu đồ cột (2 cột trong một năm) - Đúng, đẹp, có chú giải, tên biểu đồ (Không có chú giải, tên biểu đồ trừ 1 ý 0,25 điểm) 2 đ b Nhận xét: - Tổng sản lượng thủy sản của ĐBSCL tăng liên tục qua các năm - Sản lượng thủy sản của ĐBSCl chiểm hơn một nửa sản lượng thủy sản cả nước