Giáo án Vật lý lớp 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng-nguồn sáng và vật sáng

Hãy đến với bộ sưu tập về môn Vật lý 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng, đã được chúng tôi chọn lọc, các bạn sẽ có những tiết học hiệu quả nhất. Qua đây học sinh biết khi có ánh sáng truyền vào mắt thì mắt nhận biết được ánh sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng,vật sáng. Có kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, xử lí thông tin, rút ra kết luận. | GIÁO ÁN VẬT LÝ 7 BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG A/ MỤC TIÊU : 1. – Kiến thức : -Nhận biết được rằng , ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta - Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng . 2. Kỉ năng : - Giải thich được vì sao ta nhìn thấy được những vật xung quanh ta và những vật đó có màu sắc khác nhau. 3. – Thái độ : - Rèn luyện tính cẩn thận , rèn luyện khả năng tư duy. B/ CHUẨN BỊ : đối với mỗi nhóm - 1 hộp kín trong đó dán sẵn 1mảnh giấy trắng; bóng đèn pin được gắn bên trong hộp. Pin, dây nối, công tắc. C/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định : 1’ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : ( 12’ ) Nhận biết ánh sáng GV: Giới thiệu chương GV: tổ chức cho Hs thảo luận vấn đề đặt ra ở đầu bài Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? GV: Cho Hs tự đọc mục quan sát và TN Cho Hs suy nghĩ trả lời 4 vấn đề đặt ra. GV: Cho Hs thảo luận trả lời C1, GV có thể gợi ý cho Hs trả lời GV: Cho Hs điền từ phần kết luận. Hs: thảo luận vấn đề đặt ra. Hs: tự đọc Sgk trả lời 4 trường hợp Hs: trả lời C1 điền từ phần kết luận. I. Nhận biết ánh sáng 1. Quan sát và thí nghiệm (Sgk/4) 2. Kết luận: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Hoạt động 2 : ( 12’ ) Nhìn thấy 1 vật GV: giới thiệu dụng cụ TN. Cho Hs chia nhóm tiến hành TN như Sgk cho Hs trả lời C2 Khi nào ta nhìn thấy một vật ? Căn cứ vào đâu mà khẳng định rằng ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta ? GV: cho Hs lấy ví dụ để khắc sâu ý trên. Hs: tiến hành TN như Sgk thảo luận nhóm trả lời C2 rút ra kết luận. II. Nhìn thấy một vật: 1. Thí nghiệm (Sgk/4) luận: Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. Hoạt động 3 : ( 10’ ) Nguồn sáng – Vật sáng GV: Trong TN trên vì sao ta thấy dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng ? - Nhận xét gì sự khác nhau về sự phát sáng của dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng ? GV: có thể gợi ý để Hs nói lên được vật tự phát sáng và vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới. GV: từ nhận xét của Hs , thông báo khái niệm nguồn sáng , vật sáng GV cho Hs lấy VD minh hoạ về nguồn sáng, vật sáng GV sửa sai cho Hs. Hs: dựa vào TN trả lời câu hỏi của giáo viên Hs: trả lời C3. Hs: từ k/n mới, lấy VD minh hoạ để khắc sâu. III. Nguồn sáng và vật sáng Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Hoạt động 4 : ( 5’ ) Vận dụng GV: cho Hs trở lại vấn đề đặt ra đầu tiết trả lời C4. GV: làm TN như C5 cho Hs giải thích. Hs: dựa vào kiến thức vừa nắm trả lời C4,C5. C5: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được.( GV HD học sinh trả lời. ) Chú ý : Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng mà cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận biết được vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác 3. Củng cố: (3') Khi nào ta nhận biết được ánh sáng và nhìn thấy 1 vật ? 4. HD Về nhà: ( 2') C5 Sgk , BT SBT/3 Đọc trước : “ Sự truyền ánh sáng” Tìm hiểu : Đường truyền của ánh sáng? Định luật truyền thẳng của ánh sáng? Tia sáng? Chùm sáng? + HD bài : Ta nhìn thấy một vật khi nào ? + HD bài : Dựa vào chú ý. + HD bài : Gương không thể tự nó phát ra ánh sáng

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    16    4    27-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.