Bài 16: Dòng điện trong chân không - Giáo án Vật lý 11 - GV:L.N.Trinh

Đây là bài soạn giáo án Dòng điện trong chân không giúp các bạn học sinh nêu được cách tạo ra dòng điện trong chân không, nêu được bản chất và các tính chất của tia catot. Nhận dạng được các thiết bị có ứng dụng ống phóng điện tử. | GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: - Nêu được bản cách tạo ra dòng điện trong chân không. - Nêu được bản chất và các tính chất của tia catôt. - Trình bày được cấu tạo và hoạt động của ống phóng điện tử. 2) Kỹ năng: - Nhận ra được các thiết bị có ứng dụng ống phóng điện tử. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Tìm hiểu lại về các kiến thức về khí thực, quãng đường tự do trung bình của phân tử, quan hệ giữa áp suất với mật độ phân tử và quãng đường tự do trung bình - Chuẩn bị hình vẽ trong SGK trên giấy khổ to để dễ trình bày cho học sinh. - Sưu tầm đèn hình cũ để làm giáo cụ trực quan. Học sinh: - Ôn lại khái niệm dòng điện, là dòng chuyển dời có hướng của hạt tải điện. DỰ KIẾN NỘI DUNG GHI BẢNG III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi. - Nêu câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt các kiến thức ở bài trước Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách tạo ra dòng điện trong chân không. - Đọc SGK mục I, tìm hiểu và trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Trả lời C1. - Nêu câu hỏi: Nêu cách tạo ra dòng điện trong chân không? Bản chất dòng điện trong chân không là gì? - Gợi ý trả lời. - Nêu câu hỏi: Nêu đặc điểm của dòng điện trong chân không và giải thích các đặc điểm ấy? - Hướng dẫn học sinh bằng câu hỏi phụ. - Nêu câu hỏi C1. Hoạt động 3: Tìm hiểu bản chất và tính chất của tia catôt. - Đọc SGK mục II, trả lời câu hỏi. - Nghe hướng dẫn, thảo luận, trả lời. - Trả lời C2 - Nêu câu hỏi: Bản chất của tia catôt là gì? Nêu các tính chất của tia catôt? - Hướng dẫn học sinh trả lời, khẳng định nội dung cơ bản. - Nêu câu hỏi C2. Hoạt động 4: Tìm hiểu ống phóng tia điện tử và đèn hình. - Trả lời câu hỏi. - Nêu câu hỏi: Nêu cấu tạo của ống phóng điện tử và hoạt động của nó? Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố: - Đưa ra câu trả lời đúng. - Trả lời các câu hỏi. - Cho học sinh thảo luận để trả lời các câu trắc nghiệm SGK trang . - Đặt câu hỏi theo từng chủ đề của bài. Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà: - Ghi bài tập và câu hỏi về nhà. - Bài tập làm thêm - Ghi những chuẩn bị cần thiết. - Cho một số bài tập và câu trắc nghiệm. - Cho các bài tập thêm - Dặn dò những chuẩn bị cho bài sau. Rút kinh nghiệm:

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.