Tài liệu tham khảo về môn quản trị dự án | CHƯƠNG II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Dự ÁN I. QUẢN TRỊ GIA Dự ÁN 1 Định nghĩa Nhà quản trị dự án là người chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại của dự án. Nhà quản trị dự án đặc cách là một cá nhân được giao nhiệm vụ đảm nhận vai trò của nhà quản trị dự án theo nhu cầu của tổ chức hay theo một cơ hội thay vì theo thiết kế đã định trước. Khi đảm nhận vai trò là một nhà quản trị dự án sẽ có những thuận lợi và khó khăn như sau THUẬN LỢI BẤT LỢl Nó có thể trở thành bàn đạp cho sự thăng tiến Nó đòi hỏi sức chịu đựng đáng kể đối với sự mơ hồ và không chắc chắn Nó giúp nhà quản trị ý thức được đối với thành tích cuả mình Có nhiều trách nhiệm hơn song có ít hoặc thậm chí không có quyền hạn Sự đa dạng đáng kể trong công việc không có hai người trùng nhau Có cảm giác bị tách rời với công việc chuyên môn của mình Tạo cơ hội đem lại sự thay đổi qua tổ chức Có thể bị một số cá nhân cho là nhà quản trị không có công việc thực sự mà chỉ là tạm thời 2 Trách nhiệm của nhà quản trị Đối với dự án Phải điều hành dự án hiệu qủa và phải hành động như là một người trọng tài phân xử với các mục tiêu khác nhau sẽ có thể xuất hiện trong nhóm hoặc đội dự án. Phải đáp ứng được các đích đến của dự án là chi phí lịch biểu chất lượng và công năng mà dự án đã đặt ra. Với tổ chức Phải mang đến cho tổ chức một khoản thu nhập hữu hình từ dự án mà mình đang quản lý. Nhà quản trị được xem như là một tác nhân của tổ chức và cho giới quản trị của tổ chức. Chính vì thê bạn được tổ chức mong đợi là bám sát các chính sách của tổ chức và hành động trong giới hạn thẩm quyền của bạn để đưa ra những quyết định phù hợp với các quyền lợi tôt nhât cho tô vọng này đôi lúc trở thành một thách thức lớn bởi quyết định có thể có lợi cho tổ chức nhưng lại không phải là cách tốt nhất của dự án. Báo cáo kịp thời chính xác về tình trạng của dự án và các dự báo về tác động tốt xấu đên dự án cho giới quản trị của tổ chức biết. Trách nhiệm này rất quan trọng và thậm chí đối với sự sống còn cho cương vị của bạn. Mặt .