Nội dung của bài giảng Mặt cắt và hình cắt, được các thầy cô giáo thiết kế lồng ghép vào những slide với hiệu ứng sinh động, đẹp mắt. Bộ sưu tập bao gồm những bài giảng này, hứa hẹn sẽ mang đến cho các bạn những hiệu quả bất ngờ, ngoài ra, học sinh còn có thể tự học ở nhà, tự nắm chắc được nội dung bài học, hiểu một số kiến thức về mặt cắt và hình cắt, biết được các loại mặt cắt và các loại hình cắt. Hãy cùng khám phá các bạn nhé! | BÀI 4: MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT I. Khái niệm về Mặt cắt và Hình cắt Giả sử dùng một mặt phẳng tưởng tượng (Mặt phẳng cắt) song song với một mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra hai phần I. Khái niệm về Mặt cắt và Hình cắt I. Khái niệm về Mặt cắt và Hình cắt Chiếu vuông góc phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt đó. Khi đó: - Hình biểu diễn phần giao của vật thể với mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt - Hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt II. Mặt cắt Mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện vuông góc của vật thể II. Mặt cắt 1. Mặt cắt chập: Mặt cắt chập được vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh. Mặt cắt chập dùng để biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản. II. Mặt cắt 2. Mặt cắt rời: Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu, đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt chập được đặt gần hình chiếu tương ứng và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh A II. Hình cắt 1. Hình cắt toàn bộ: Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể II. Hình cắt 2. Hình cắt một nửa: Hình biểu diễn gồm một nửa hìn cắt và một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn vật thể đối xứng. Thường không vẽ các nét đứt ở phần hình chiếu khi chúng đã được thể hiện trên phần hình cắt II. Hình cắt 3. Hình cắt cục bộ: Hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng Bổ sung Tiêu chuẩn quy định vẽ phần vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt bằng ký hiệu vật liệu trên mặt phẳng cắt theo tiêu chuẩn sau (H-4): Chất lỏng Chất dẻo, vật liệu cách điện Kim loại Hình-4 Đất tự nhiên Đá Gỗ Gạch Vật liệu trong suốt Bê tông Phân loại hình cắt Chia theo vị trí mặt phẳng cắt so với mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình cắt đứng : nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng (H-6). Hình-6 A Hình cắt bằng : nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng (H-7). Hình-7 A Hình cắt cạnh : nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh (H-8). Hình-8 A Hình cắt nghiêng : nếu mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản (H-9). Hình-9 A A A A-A A-A Chia theo số lượng mặt phẳng cắt Hình cắt đơn giản : nếu dùng một mặt phẳng cắt để cắt vật thể, đó chính là những ví dụ đã xét ở trên. Hình cắt phức tạp : nếu dùng từ hai mặt phẳng cắt trở lên để cắt vật thể. - Hình cắt bậc: nếu các mặt phẳng cắt song song với nhau (H-10). A A A-A Hình-10 A A A - Hình cắt xoay: nếu các mặt phẳng cắt giao nhau (H-11). A A Hình-11 Mặt cắt rời có thể đặt giữa phần cắt lìa của hình chiếu vật thể (H-15). Hình- 15 A Mặt cắt rời cũng có thể đắt tuỳ ý mọi vị trí trên bản vẽ. Trường hợp này phải có kí hiệu ở nét cắt và mặt cắt để không bị lầm lẫn (H-16). Hình-16 A-A A A Mặt cắt rời thường được đặt theo đường kéo dài của nét cắt (). Hình-17 A Nào! Cùng tưởng tượng