Thông qua giáo án bài Tiêu hóa thức ăn giáo viên truyền đạt cho học sinh nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Giải thích được tại sao cần ăn chậm, nhai kĩ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no. | GIÁO ÁN TNXH 2 TIÊU HÓA THỨC ĂN I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - Giúp HS nắm được tiêu hoá thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ. - Hiểu được ăn chậm nhai kỹ giúp cho tiêu hoá dễ dàng. Chạy nhảy nô đùa sau khi ăn sẽ có hại cho sức khoẻ. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hoá. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh về cơ quan tiêu hoá, bảng phụ. - HS: Vở bài tập III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra:(3') + Chỉ và nói tên các bộ phận, đường đi của cơ quan tiêu hoá ? - GV nhận xét 3. Bài mới:(30') a. Giíi thiÖu bµi b. Gi¶ng bµi * Hoạt động 1: Hoạt động nhóm đôi - Cho một số HS thực hành nhai kẹo. + Khi ta ăn răng, lưỡi, và nước bọt có nhiệm vụ gì ? + Vào đến dạ dày, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? - Nhận xét * Hoạt động 2: - Cho HS quan sát H1 (SGK-15) + Chỉ vị trí của ruột non và ruột già ? + Vào đến ruột non thức ăn biến đổi thành gì? + Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi? + Phần chất bã được đưa đi đâu ? - Nhận xét * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - Cho HS thảo luận nhóm, nêu: + Tại sao chúng ta cần ăn chậm nhai kỹ? + Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy nô đùa khi ăn no? + Tại sao cần đi đại tiện hàng ngày ? * Hoạt động 4: Trò chơi: "Nên - không nên” - GV hướng dẫn HS cách chơi. 1. Sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày - Răng nghiền thức ăn, lưỡi đảo thức ăn, nước bọt làm mềm thức ăn. - Vào đến dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn 2. Sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già - Thức ăn được biến đổi thành chất bổ dưỡng. - Chất bổ thấm qua thành ruột non, vào máu để đi nuôi cơ thể. - Chất bã được đưa đến ruột già. Chất bã biến thành phân rồi được đưa ra ngoài. - Ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, giúp cho quá trình tiêu hoá được dễ dàng hơn. - Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để dạ dày làm việc tiêu hoá thức ăn tránh bị bệnh đau dạ dày. - Chúng ta cần đi đại tiện hàng ngày để tránh bị táo bón. 4. Củng cố, dặn dò:(3') - Sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “ Ăn uống đầy đủ”.