Thông qua giáo án bài Đồ dùng trong gia đình giáo viên truyền đạt cho học sinh kể tên một số đồ dùng của gia đình mình. Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp. | GIÁO ÁN TNXH 2 ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - HS biết kể tên và công dụng của một số đồ dùng trong gia đình. - Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng. - Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức:(1') 2. Kiểm tra:(3') - Trong gia đình em có những ai, mỗi người thường làm những công việc gì? - GV nhận xét, cho điểm 3. Bài mới:(30') a) Giới thiệu bài b) Hoạt động 1 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Kể tên những đồ vật ở hình vẽ 1, 2, 3, 4, 5, 6? - Những đồ vật đó dùng để làm gì? - Nêu công dụng của từng đồ vật? - Em hãy kể tên các đồ vật làm bằng gỗ, bằng sứ, bằng thuỷ tinh và các đồ dùng sử dụng năng lượng điện? c) Hoạt động 2 : Thảo luận cách bảo quản (thảo luận nhóm đôi). - Nhà em thường sử dụng những đồ dùng nào? - Muốn sử dụng các đồ dùng bền, đẹp ta phải làm gì? Đại diện các nhóm lên trình bày Nhận xét - bổ sung. * HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 nhận xét - Bàn, ghế, tủ, sách, bút, mũ, áo, dao, thớt, xoong, nồi, chảo chai, lọ. - Ti vi, lọ hoa, đồng hồ, ghế, điện thoại, quạt, đài, ấm chén. * Phân nhóm các đồ vật theo vật liệu. - Đồ gỗ: Bàn, ghế, tủ, giường. - Sứ: lọ hoa, chén, bát. - Thuỷ tinh: chai, lọ, cốc, bóng đèn. - Đồ dùng sử dụng điện: ti vi, nồi cơm điện, đài, quạt máy, điện thoại. - Ti vi, đài, bàn, ghế chậu, thau, xoong, nồi, bát, đĩa. - Rửa sạch, phơi khô( Thuỷ tinh, đồ bằng sứ), lau chùi sạch sẽ, khô ráo( đồ gỗ), các đồ dùng sử dụng điện phải ngắt điện sau khi dùng xong. 4. Củng cố, dặn dò:(3') - Kể tên các đồ dùng trong gia đình và công dụng của chúng? - Về học bài và chuẩn bị bài sau.