Nhằm giúp bạn đọc có thêm các tài liệu chất lượng để tham khảo, chúng tôi đã biên soạn bộ sưu tập giáo án Hóa học lớp 11 bài Phản ứng hữu cơ. Thông qua bài học, học sinh nắm được các kiến thức hiểu được sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ bản như phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách. Có kĩ năng nhận biết được loại phản ứng thông qua các phương trình hoá học cụ thể. | Bài 23: PHẢN ỨNG HỮU CƠ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách. Kĩ năng Nhận biết được loại phản ứng thông qua các phương trình hoá học cụ thể. B. Trọng tâm: Phân loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Thế, cộng, tách . C. Hướng dẫn thực hiện Dẫn ra một số phản ứng hữu cơ và hướng dẫn HS quan sát để phân biệt một số loại phản ứng hữu cơ cơ bản : thế, cộng, tách. Dẫn ra một số ví dụ để thấy được đặc điểm của phản ứng hữu cơ là thường xảy ra chậm và tạo thành hỗn hợp sản phẩm Luyện tập: + Nhận biết được loại phản ứng theo các phương trình hoá học cụ thể. II. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của gv Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: 10’ Pư thế Giáo viên đưa ra thí dụ. Phản ứng thế là gì ? Hoạt động 2: 10’ Pư cộng Giáo viên đưa ra các thí dụ. Vậy pư cộng là gì ? Hoạt động 3: 10’ Phản ứng tách Giáo viên lấy thí dụ. Phản ứng tách là gì ? Hoạt động 4: 10’ đặc điểm của phản ứng hoá học hữu cơ Giáo viên mô tả các thí dụ trong sách giáo khoa. Học sinh nhận xét và đưa ra nhận xét về đặc điểm phản ứng hoá học hữu cơ. Nguyên nhân của các đặc điểm đó. Học sinh quan sát và phát biểu khái niệm. -Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác. Học sinh quan sát thí dụ và trả lời khái niệm -Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử mới. Học sinh quan sát thí dụ và trả lời khái niệm - Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ Các phản ứng hoá học trong hữu cơ thường xảy ra chậm. Do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó phân cắt. Phản ứng hữu cơ thường thu được nhiều sản phẩm. Do các liên kết có độ bền tương tự nhau nên trong cùng một điều kiện có thể phân cắt nhiều liên kết. I. Phân loại phản ứng hữu cơ 1. Phản ứng thế Thí dụ 1 CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl Thí dụ 2 EMBED Thí dụ 3 C2H5OH + HBr → C2H5OH + H2O Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác. 2. Phản ứng cộng Thí dụ 1 C2H4 + Br2→ C2H4Br2 Thí dụ 2 C2H2 + HCl → C2H3Cl Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử mới. 3. Phản ứng tách Thí dụ 1 CH2=CH2 + H2O Thí dụ 2 CH3-CH2-CH2-CH3 CH3-CH=CH-CH3 CH2=CH-CH2-CH3 Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ. II. Đặc điểm của phản ứng hoá học trong hoá học hữu cơ 1. Các phản ứng hoá học trong hữu cơ thường xảy ra chậm. 2. Phản ứng hữu cơ thường thu được nhiều sản phẩm. Hoạt động 5: 5’ Củng cố Làm bài tập 2 sách giáo khoa: Chọn kết luận đúng: 1. B; 2. D; 3. A * Dặn dò - Làm bài tập sách giáo khoa và sách bài tập. - Chuẩn bị nội dung tiết luyện tập. GIÁO ÁN HÓA HỌC 11 CƠ BẢ