Brôm là nguyên tố hóa học thuộc nhóm Halogen (bao gồm flo, clo, brôm, iốt, astatin), có ký hiệu Br và số nguyên tử 35. Cả nhóm Halogen thuộc nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Br có nguyên tử khối = 80 1. Lịch sử Brôm được hai nhà hóa học Antoine Balard và Carl Jacob Löwig phát hiện độc lập với nhau năm 1825 và 1826. Balard tìm thấy các muối bromua trong tro của tảo biển từ các đầm lầy nước mặn ở Montpellier năm 1826. Tảo biển được sử dụng để sản xuất iốt, nhưng. | Brôm Br và Iốt I Brôm là nguyên tố hóa học thuộc nhóm Halogen bao gồm flo clo brôm iốt astatin có ký hiệu Br và số nguyên tử 35. Cả nhóm Halogen thuộc nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Br có nguyên tử khối 80 1. Lịch sử Brôm được hai nhà hóa học Antoine Balard và Carl Jacob Lowig phát hiện độc lập với nhau năm 1825 và 1826. Balard tìm thấy các muối bromua trong tro của tảo biển từ các đầm lầy nước mặn ở Montpellier năm 1826. Tảo biển được sử dụng để sản xuất iốt nhưng cũng chứa brôm. Balard chưng cất brôm từ dung dịch của tro tảo biển được bão hòa bằng clo. Các tính chất của chất thu được là tương tự như của chất trung gian giữa clo và iốt với các kết quả này ông cố gắng để chứng minh chất đó là monoclorua iot ICl nhưng sau khi thất bại trong việc chứng minh điều đó ông đã tin rằng mình đã tìm ra một nguyên tố mới và đặt tên nó là muride có nguồn gốc từ tiếng Latinh muria để chỉ nước mặn 1 . Carl Jacob Lowig đã cô lập brôm từ suối nước khoáng tại quê hương ông ở thị trấn Bad Kreuznach năm 1825. Lowig sử dụng dung dịch của muối khoáng này được bão hòa bằng clo và tách brôm bằng dietylête. Sau khi cho bốc hơi ete thì một chất lỏng màu nâu còn đọng lại. Với chất lỏng này như một mẫu vật cho công việc của mình ông đã xin một vị trí tại phòng thí nghiệm của Leopold Gmelin tại Heidelberg. Sự công bố các kết quả bị trì hoãn và Balard đã công bố các kết quả của mình trước 2 . Sau khi các nhà hóa học Pháp là Louis Nicolas Vauquelin Louis Jacques Thénard và Joseph-Louis Gay-Lussac đã xác nhận các thực nghiệm của dược sĩ trẻ Balard các kết quả được thể hiện trong bài thuyết trình của Académie des Sciences và công bố trong Annales de Chimie et Physique. Trong bài công bố của mình Balard thông báo rằng ông đổi tên từ muride thành brôme theo đề nghị của M. Anglada. Các nguồn khác lại cho rằng nhà hóa học và nhà vật lý Pháp Joseph-Louis Gay-Lussac đã gợi ý tên gọi brôme do mùi đặc trưng của hơi của chất này. Brôm đã không được sản xuất ở lượng cần thiết cho tới tận năm .