Tuyển chọn những giáo án bài Ôn hát Chú chim nhỏ dễ thương - Hoa lá mùa xuân môn Âm nhạc 2 đặc sắc nhất dành cho bạn đọc tham khảo và sử dụng. Gồm nhiều giáo án được soạn thảo với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa, đây sẽ là tư liệu tham khảo hay dành cho bạn đọc sử dụng để hoàn thiện kĩ năng biên soạn và trình bày. Qua nội dung bài học giáo viên giúp cho học sinh biết hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu và biết biểu diễn bài hát. Qua câu chuyện âm nhạc giúp các em thấy được âm nhạc có tác động mạnh mẽ đến đời sống và tình cảm con người. | Tuần 25 Ôn tập 3 bài hát: Hoa lá mùa xuân Chú chim nhỏ dễ thương. Kể chuyện âm nhạc: Tiếng đàn Thạch Sanh. Ngày tháng năm I. MỤC TIÊU: - HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, biết biểu diễn bài hát. - Biết hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca. - Qua câu chuyện, HS thấy âm nhạc có tác động mạnh mẽ đến đời sống và tình cảm con người. BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Nhạc cụ đệm, gõ, băng hát mẫu. - Tập Truyện kể lớp 2. - Tranh minh họa câu chuyện. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn bài hát. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI CHÚ HĐ1: Ôn tập 3 bài hát: 1/Ôn bài hát Trên con đường đến trường. - Cho HS nghe giai điệu bài hát. Sau đó hỏi HS tên bài hát, tác giả? - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức hát theo nhóm, dãy, cá nhân. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, theo phách. 2/Ôn bài hát Hoa lá mùa xuân. - Đố HS biết bài hát nào có tên của một trong các mùa (xuân, hạ, thu, đông)?, Ai là tác giả bài hát? - Hướng dẫn HS ôn hát, mở máy cho HS hát theo. Sau đó cho HS hát vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa. - Mời vài nhóm lên biểu diễn trước lớp. - Nhận xét. 3/Ôn bài hát Chú chim nhỏ dễ thương. - Bắt giọng cho HS hát ôn lại bài hát. - Hướng dẫn HS hát kết gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. - Chia lớp thành 2 dãy hát đối đáp. HĐ2: Kể chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh: - Tóm tắt toàn bộ câu chuyện (nhấn mạnh 2 tình tiết có liên quan đến tiếng đàn) - Đặt một số câu hỏi: + Vì sao công chúa đang bị câm bỗng bật nói? + Tại sao quân giặc chưa kịp đánh lại rút lui về nước? - Kết luận: Tiếng đàn tiếng hát có tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét chung (có khen, nhắc nhở) - Dặn HS về nhà ôn laị bài hát. - Nghe và trả lời (tác giả: Ngô Mạnh Thu). - Hát theo hướng dẫn. + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân. - Thực hiện. - Trả lời (tác giả: Hoàng Hà). - Ôn theo hướng dẫn. - Thực hiện. - Lên trình bày trước lớp. - Hát tập thể bài hát. - Hát kết hợp gõ đệm. - Hát đối đáp. - Lắng nghe câu chuyện. - Trả lời câu hỏi. + Vì nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh như đang kể về nỗi oan của mình. + Vì tiếng đàn của Thạch sanh làm quân giặc nhớ quê hương, gia đing không muốn đánh nhau nữa. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe. - Ghi nhớ.