Giáo án Âm nhạc 8 bài 4: Học hát: Hò ba lí

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Âm nhạc 8 bài 4: Học hát: Hò ba lí để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Âm nhạc 8 bài 4: Học hát: Hò ba lí được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | Ngày giảng: BÀI 4 Tiết 12 Học hát : Bài Hò ba lí I. Mục tiêu: - HS biết và thuộc một điệu hò của Quảng Nam. - Giúp HS hát chính xác bài hát, biết trình bày đúng tính chất bài hát. - HS hiểu “hò” là một loại dân ca đọc đáo của dân tộc ta, biết đặc điểm của hò và cách thể hiện. - Thông qua bài hát giúp HS thêm yêu các làn điệu dân ca của Đất Nước. II. Chuẩn bị: - Đài, đĩa nhạc. - Một số tư liệu về dân ca các vùng miền. - Một số bài hát dân ca của Quảng Nam. - Tranh bài hát. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định trật tự: (2') - Cho HS hát khởi động. 2. Kiểm tra bài cũ : (3') - Gọi 1 HS lên bảng nhắc lại những nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. - GV đánh giá và cho điểm. 3. Bài mới : (35') HĐ của GV Nội dung TG HĐ của HS GV ghi bảng GV hỏi GV giảng GV minh hoạ GV giảng GV đ. khiển GV dạy GV đ. khiển GV trình bày Học hát : Bài Hò ba lí. Dân ca Quảng Nam. 1. Giới thiệu bài hát: - Dân ca Quảng Nam thuộc vùng dân ca nào? - Dân ca Trung Bộ rất phong phú với nhiều thể loại khác nhau như điệu hò, ví đó Hò là một trong những thể loại rất phổ biến của dân ca Trung Bộ. - Hò là một khúc dân ca, thường hát trong khi lao động. Hò có mục đích và tác dụng là để thúc đẩy nhịp độ lao động, để động viên cổ vũ, để giải trí khi làm việc mệt nhọc, để bày tỏ tình cảm với quê hương đất nước, với người thương. - Người ta thường lấy nội dung công việc để đặt tên cho điệu hò kèm theo tên địa danh nơi xuất xứ điệu hò. - Các địa phương trên đất nước ta có nhiều điệu hò : Hò Đồng Tháp, Hò hụi (Quảng Bình), Hò giã gạo (Quảng Trị), Hò xuôi một nhịp, hò sông Mã (Thanh Hoá), Hò qua sông hái củi (Hải Phòng). - Lời ca trong những điệu hò thường bắt nguồn từ những câu thơ lục bát. - Hò thường có phần "xướng" và phần "xô". - Trình bày một số điệu hò của dân ca Trung Bộ. - Bài hát Hò ba lí được xây dựng từ một câu ca dao : "Trèo lên trên rẫy khoai lang Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai". 2. Học hát: - GV cho HS nghe giai điệu bài "Hò ba lí". - GV hướng dẫn HS chia câu cho bài hát "Hò ba lí". - Cho HS luyện thanh âm la. - GV dạy từng câu hát ngắn, mỗi câu GV đàn và hát 2 lần, yêu cầu HS nghe và nhắc lại (nếu HS không hát được GV phải hát mẫu cho HS nghe). - Chú ý trường độ, những tiếng có dấu luyến của bài hát. - Trong quá trình học hát GV chú ý nghe và sửa sai cho HS, hướng dẫn HS cách hát. - Sau khi HS hát được toàn bài GV cho HS hát kết hợp gõ phách. - GV nghe và sửa sai cho HS những câu hát chưa chính xác. - Cho HS hoạt động theo nhóm, các nhóm hát đều phải kết hợp với gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau. - GV yêu cầu từng nhóm HS đứng dậy đánh nhịp. - GV yêu cầu 1 vài lên bảng đánh nhịp cho cả lớp hát. - Hướng dẫn và yêu cầu HS hát phần "xướng" và phần "xô". - Kiểm tra HS hát cá nhân. - GV nghe, nhận xét và cho điểm HS. - Cuối tiết GV trình bày 1 vài bài hát được đặt lời mới từ bài hát "Hò ba lí". Yêu cầu HS về nhà tự đặt lời mới cho bài hát với chủ đề tự chọn để trình bày ở tiết ôn tập. 35' HS ghi bài HS trả lời HS nghe và ghi bài. HS nghe HS nghe HS thực hiện HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV HS hoạt động theo nhóm. HS nghe 4. Củng cố bài dạy: (4') - Cho HS hát lại bài hát. - HS hát phần "xướng" và phần "xô". 5. Dặn dò: (1') - Nhắc HS về nhà học bài. - Đặt lời mới cho bài hát "Hò ba lí" với chủ đề tự chọn về gia đình, mái trường, thầy cô.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.