Với bài soạn giáo án Môi trường giúp học sinh biết khái niệm về môi trường. Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương. | KHOA HỌC Bài 62: MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hình thành khái niệm ban đầu về môi trường. 2. Kĩ năng: - Liên hệ thực tế về môi trường địa phương nơi học sinh sống. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: - GV: - Hình vẽ trong SGK trang 128, 129. - HSø: - SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 28’ 12’ 12’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập: Thực vật, động vật. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Môi trường. 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Phương pháp: Quan sát, thảo luận. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. + Nhóm 1 và 2: Quan sát hình 1, 2 và trả lời các câu hỏi trang 128 / SGK. + Nhóm 3 và 4: Quan sát hình 3, 4 và trả lời các câu hỏi trang 129 /SGK. - Môi trường là gì? Giáo viên kết luận: - Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Hoạt động 2: Thảo luận. Phương pháp: Thảo luận. + Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? + Hãy liệt kê các thành phần của môi trường tự nhiên và nhân tạo có ở nơi bạn đang sống. Giáo viên kết luận (SGV) Hoạt động 3: Củng cố. - Thế nào là môi trường? - Kể các loại môi trường? - Đọc lại nội dung ghi nhớ. 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: “Tài nguyên thiên nhiên”. - Nhận xét tiết học. - Hát - Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời. Hoạt động nhóm, lớp. - Nhóm trưởng điều khiển làm việc. - Địa diện nhóm trính bày. - Học sinh trả lời. Hoạt động lớp, cá nhân. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời.