Giải pháp nào cho "bài toán" nợ xấu ở Việt Nam

Bài viết Giải pháp nào cho "bài toán" nợ xấu ở Việt Nam đi tìm nguyên nhân nợ xấu từ phía DN, từ cơ chế xử lý nợ xấu, giải pháp xử lý nợ xấu, nhóm giải pháp về phía các TCTD, nhóm giải pháp về phía Ngân hàng Nhà nước, nhóm giải pháp về phía Bộ Tài chính, nhóm giải pháp về phía các DN. | Trước năm 2000, các TCTD không được trích lập quỹ dự phòng rủi ro, do vậy nợ xấu tích tụ ngày một lớn, nhưng không có nguồn để bù đắp. Để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng phát triển và ổn định, Chính phủ đã cho phép các ngân hàng thành lập công ty mua bán nợ tồn đọng, đồng thời có chính sách xử lý nợ xấu riêng cho NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần. Cho tới năm 2001 trở đi, các ngân hàng mới được phép trích lập quỹ dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ này tạo nguồn tài chính chủ động trong việc xử lý rủi ro tín dụng. Cụ thể năm 2001, Chính phủ cho phép thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) và cho tới nay đã có 27 AMC trực thuộc các NHTM. Nhưng hiệu quả còn rất hạn chế, do hoạt động của AMC chủ yếu phục vụ cho ngân hàng mẹ, chỉ giới hạn mua bán các khoỏn nợ cho khách hàng vay, do quy mô vốn nhỏ, không đủ năng lực tài chính và cả kỹ năng để xử lý nợ xấu. Năm 2003, Chính phủ đã thành lập Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC), nhưng cho đến nay DATC cũng chỉ giải quyết được một phần nhỏ nợ xấu, kết quả còn hạn chế do tiềm lực tài chính của DATC còn nhỏ bé so với quy mô nợ xấu hệ thống NHTM, do TCTD không muốn bán, hoặc che dấu, hoặc tiêu chí phân loại nợ chưa rõ ràng làm cho DATC không tiếp cận được nợ xấu, do DATC hoạt động theo cơ chế kinh doanh (phải bảo toàn vốn, đồng thời có lợi nhuận) trong khi mua bán nợ là hoạt động mạo hiểm.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    531    2    27-04-2024
347    71    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.