Giáo án Toán 1 chương 3 bài 3: Thực hành đo độ dài

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Toán 1 chương 3 bài 3: Thực hành đo độ dài để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Toán 1 chương 3 bài 3: Thực hành đo độ dài được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | BÀI 3 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI TIÊU: Giúp học sinh: _Biết so sánh độ dài một số đồ vật quen thuộc như: bàn học sinh, bảng đen, quyển vở, hộp bút, hoặc chiều dài, chiều rộng lớp học bằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như gang tay, bước chân, thước kẻ học sinh, que tính, que diêm _Nhận biết được rằng: gang tay, bước chân của hai người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau. Từ đó có biểu tượng về sự “sai lệch”, “tính xấp xỉ” hay “sự ước lượng” trong quá trình đo các độ dài bằng những đơn vị đo “chưa chuẩn” _Bước đầu thấy sự cần thiết phải có một đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài DÙNG DẠY –HỌC: _Thước kẻ HS, que tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 3’ 5’ 5’ 12’ 4’ 1’ thiệu độ dài “gang tay” _GV nói: Gang tay là độ dài (khoảng cách) tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa _Yêu cầu HS xác định độ dài gang tay của bản thân mình: Chấm 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay cái và một điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa rồi nối hai điểm đó để được đoạn thẳng AB và nói: Độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng 2. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “gang tay” _GV nói: Hãy đo cạnh bảng bằng gang tay _GV làm mẫu: Đặt ngón tay cái sát mép bên trái của cạnh bảng; kéo căng ngón giữa và đặt dấu ngón giữa tại một điểm nào đó trên mép bảng; co ngón tay cái về trùng với ngón giữa rồi đặt ngón giữa đến một điểm khác trên mép bảng và cứ như thế đến mép phải của bảng. Mỗi lần co ngón tay cái về trùng với ngón giữa thì đếm lần lượt: một, hai, cuối cùng đọc to kết quả, chẳng hạn: cạnh bảng dài 7 gang tay dẫn cách đo độ dài bằng “bước chân” _GV nói: Hãy đo chiều dài của bục giảng bằng bước chân _GV làm mẫu: Đứng chụm hai chân sao cho các gót chân bằng nhau tại mép bên trái của bảng; giữ nguyên chân trái và bước chân phải lên phía trước- và đếm: một bước; tiếp tục như vậy cho đến mép bên phải của bục giảng thì thôi. Mỗi lần bước là một lần đếm số bước. Cuối cùng đọc to kết quả, chẳng hạn: bục giảng dài 5 bước chân 4. Thực hành: a) Giúp HS nhận biết: _Đơn vị đo là “gang tay” _Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng gang tay, rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả b) Giúp HS nhận biết: _Đơn vị đo là “bước chân” _Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân, rồi nêu kết quả đo c) Giúp HS nhận biết: _Đơn vị đo là “que tính” _Thực hành đo độ dài bàn, bảng, sợi dây bằng que tính rồi nêu kết quả đo d) Nếu còn thời gian có thể giới thiệu đơn vị đo là “sải tay” rồi cho HS thực hành đo độ dài bằng sải tay 5. Các hoạt động hỗ trợ: GV có thể hỏi thêm: _Hãy so sánh độ dài bước chân của em với bước chân của cô giáo bằng phấn vạch trên nền nhà. Bước chân của ai dài hơn? _Vì sao ngày nay người ta không sử dụng “gang tay” hay “bước chân” để đo độ dài trong các hoạt động hằng ngày? xét –dặn dò: _ Nhận xét tiết học _ Dặn dò: Chuẩn bị bài 69: Một chục- tia số _HS quan sát _Thực hành đo cạnh bàn

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
221    166    13    30-04-2024
9    77    2    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.