Tài liệu Môn học: Máy nâng chuyển_ Chương " Các cơ cấu phối hợp của máy trục" dành cho các bạn sinh chuyên ngành cơ khí- chế tạo máy tham khảo. | Chương 5 - CÁC CƠ CẤU PHỐI HỢP CỦA MÁY TRỤC Trong máy trục, ngoài cơ cấu nâng tuỳ theo điều kiện làm việc còn được bố trí một số cơ cấu như cơ cấu di chuyển, cơ cấu quay, cơ cấu thay đổi tầm với, Những cơ cấu này cũng rất phong phú đa dạng, ta chỉ nghiên cứu một số cơ cấu đặc trưng như: §1. Cơ cấu di chuyển trên đường ray §2. Cơ cấu quay §1. Cơ cấu di chuyển trên đường ray 1. Đường ray 2. Bánh xe 3. Lực cản chuyển động của cơ cấu di chuyển 4. Điều kiện bám 5. Quá trình mở máy và phanh Cơ cấu di chuyển là một bộ phận của máy nâng làm nhiệm vụ dịch chuyển trên mặt phẳng ngang, mặt dốc của cả máy hay một bộ phận máy. Dựa theo kết cấu của đường và bộ phận di chuyển mà người ta phân ra: - Di chuyển bánh kim loại (chủ yếu chạy trên ray đặt trước); - Di chuyển bánh lốp; - Di chuyển bánh xích; - Di chuyển bằng phao nổi; - Di chuyển tự bước. Sự khác biệt về cấu tạo của các cơ cấu di chuyển phụ thuộc vào: - Đường ray di chuyển: di chuyển kiểu treo trên ray (thường là trên hai bánh với dầm định hình chữ I) hoặc di chuyển trên hai đỉnh ray; - Cách truyền lực: bánh xe dẫn động hay cáp kéo; - Cách truyền mômen xoắn lên bánh xe (trực tiếp qua bánh răng hay qua trục truyền); - Kết cấu của hệ thống truyền lực: kín hay hở; - Cách dẫn động: dẫn động chung và dẫn động riêng. . Đường ray đỡ máy - Là loại đường ray thường đặt trên nền đất đá, trên tường hoặc trên các kết cấu kim loại để cho toàn bộ cơ cấu di chuyển chuyển dịch trên đó. Gồm các tiết diện: - Hình chữ nhật (hình a) - Hình vuông (hình b) - Hình chữ I (hình c, d, e), trong đó hình c là loại I thông dụng; d, e là loại hình chữ I đặc chủng. Hình 5-1. Các loại đường ray phân theo tiết diện a/ b/ c/ d/ e/ f/ 1. Đường ray - Loại đường ray này thường được bố trí ở khoảng trống trong không gian nhờ các trụ hoặc treo móc, toàn bộ cơ cấu di chuyển đề được treo phía dưới đường ray. Loại ray này thường có các tiết diện chữ I hoặc chữ T. - Tất cả các loại đường ray dùng trong máy trục đều được tiêu chuẩn hoá. Hình 5-2. Đường ray . | Chương 5 - CÁC CƠ CẤU PHỐI HỢP CỦA MÁY TRỤC Trong máy trục, ngoài cơ cấu nâng tuỳ theo điều kiện làm việc còn được bố trí một số cơ cấu như cơ cấu di chuyển, cơ cấu quay, cơ cấu thay đổi tầm với, Những cơ cấu này cũng rất phong phú đa dạng, ta chỉ nghiên cứu một số cơ cấu đặc trưng như: §1. Cơ cấu di chuyển trên đường ray §2. Cơ cấu quay §1. Cơ cấu di chuyển trên đường ray 1. Đường ray 2. Bánh xe 3. Lực cản chuyển động của cơ cấu di chuyển 4. Điều kiện bám 5. Quá trình mở máy và phanh Cơ cấu di chuyển là một bộ phận của máy nâng làm nhiệm vụ dịch chuyển trên mặt phẳng ngang, mặt dốc của cả máy hay một bộ phận máy. Dựa theo kết cấu của đường và bộ phận di chuyển mà người ta phân ra: - Di chuyển bánh kim loại (chủ yếu chạy trên ray đặt trước); - Di chuyển bánh lốp; - Di chuyển bánh xích; - Di chuyển bằng phao nổi; - Di chuyển tự bước. Sự khác biệt về cấu tạo của các cơ cấu di chuyển phụ thuộc vào: - Đường ray di chuyển: di chuyển kiểu treo trên ray (thường là trên hai bánh với dầm .