ĐHQG-TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC..TIỂU LUẬN MÔN HỌC: VĂN HÓA NGHE NHÌN.GVHD SV : TS.NGUYỄN THỊ ĐỨC :..TP.HCM, THÁNG 6/2012..TIỂU LUẬN CUỐI KÌ...MÔN: VĂN HÓA NGHE NHÌN..Đề Bài : Dưới góc độ văn hóa nghe nhìn, Anh(chị) t

ĐHQG-TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌCTIỂU LUẬN MÔN HỌC: VĂN HÓA NGHE SV : THỊ ĐỨC :, THÁNG 6/2012TIỂU LUẬN CUỐI : VĂN HÓA NGHE NHÌNĐề Bài : Dưới góc độ văn hóa nghe nhìn, Anh(chị) thấy cần phải xây dựng và phát triển ngành công nghiệp truyền thông trong thời kì toàn cấu hóa truyền thông như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân vừa góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa, bảo vệ sự đa dạng văn hóa của dân tộc ?. Bài Làm Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay, truyền thông hiện đại đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một đột phá trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, có tác động manh mẽ đối với đời sống vật chất và tinh thần của mỗi quốc gia, dân tộc. Quá trình toàn cầu hóa về kinh tế cũng dẫn tới quá trình toàn cầu hóa về truyền thông, đem đến những thời cơ và thách thức mới đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 1. Thực trạng của truyền thông trong thời kỳ toàn cầu hóa Sự tiến bộ về công nghiệp và quá trình toàn cầu hóa các thị trường truyền thông đã tạo nên sự thay đổi văn hóa của các quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa về truyền thông góp phần dân chủ hóa về tri thức và kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, kích thích sự tìm tòi, học hỏi, trao đổi kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý xã hội, mở rộng tầm nhìn toàn cầu, tăng cường nguồn lực tri thức và văn hóa cho cá nhân và cộng đồng ở tất cả các dân tộc, các quốc gia. Toàn cầu hóa truyền thông đồng thời kích thích tính năng động, sáng tạo của các lĩnh vực truyền thông của mỗi quốc gia, thông qua việc chia sẻ về công nghệ, đầu tư, kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất và dịch vụ truyền thông, góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự tiến bộ văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, toàn cầu hóa truyền thông hiện nay đang diễn ra trong qũy đạo chi phối của các cường quốc về truyền thông tác động có tính áp đảo đối với các quốc gia, các dân tộc khác tạo nên hậu quả về một sự phát triển tập trung và mất cân bằng của những trao đổi về sản phẩm và dịch vụ truyền thông. Sự phát triển độc quyền và tăng cường bất bình đẳng về truyền thông đã tạo nên sự phân hóa sâu sắc giữa các nước phát triển và đang phát triển. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các loại hình phương tiện cũng như các chủ thể truyền thông đại chúng phát triển trước và mạnh mẽ do có điều kiện thuận mặt, có nguồn lực to lớn cả về tài chính, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, tiến bộ khoa học lẫn trình độ đội ngũ chuyên gia. Trên thực tế, quá trình phát triển toàn cầu hóa truyền thông đại chúng trước hết và căn bản là toàn cầu hóa các công ty, tập đoàn truyền thông đại chúng của các nước phương Tây, các nước có nền kinh tế phát triển nhất. Sự lưu hành những thông tin xấu, bất lợi, có tính chất tiêu cực đối với những giá trị văn hóa, giá trị nhân văn truyền thống cũng đang là một nguy cơ của xã hội hiện đại. Cùng với dòng chảy những thông tin có giá trị tốt, toàn cầu hóa cũng đồng thời với việc mở toang cánh cửa kiểm soát của các quốc gia cho những thông tin tiêu cực, bất lợi, trái với những giá trị đích thực và các truyền thống bản địa tốt đẹp. Đặc biệt, hệ quả phức tạp là sự đổ bộ xô bồ những thông tin có tính chính trị nhưng không có định hướng nhận thức rõ ràng, dẫn đến sự nhiễu loạn, làm mất phương hướng của dư luận xã hội, thậm chí dẫn đến những tác động tư tưởng tiêu cực, bất lợi cho sự ổn định chính trị - xã hội, một điều kiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Khả năng lợi dụng hệ thống truyền thông đại chúng để can thiệp vào các vấn đề, các tiến trình, sự kiện chính trị - xã hội, phục vụ cho những mục đích chính trị, vụ lợi. Đây là hiện tượng rất phổ biến và cũng dễ nhận thấy trong đời sống chính trị quốc tế hiện đại. Ý đồ của hành vi này là thúc đẩy những cải biến xã hội để phục vụ cho những mục tiêu chính trị, như tạo ra môi trường, thị trường, cạnh tranh quyền lực, thế lực chính trị, thúc đẩy việc hì

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    362    1    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.