Bí quyết cho những ứng viên mới ra trường

Tài liệu Bí quyết cho những ứng viên mới ra trường trình bày các nội dung: "Bí kíp" cho những ứng viên mới ra trường, 5 bí quyết phỏng vấn bỏ túi cho người mới tốt nghiệp, 5 phẩm chất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên, 5 sai lầm “chết người” khi viết hồ sơ xin việc, 8 “cơn ác mộng” có thể xảy ra khi bạn tìm việc, 8 sai lầm thường gặp của người mới ra trường khi tìm việc, 10 kỹ năng mềm cần thiết cho người tìm việc, 10 lỗi thường gặp trong quá trình tìm việc, “mẹo” viết CV dành cho sinh viên, 5 điều nhà tuyển dụng không bao giờ thổ lộ với ứng viên, những sai lầm thường gặp khi tìm việc của tân cử nhân. | “Bí kíp” cho những ứng viên mới ra trường Có những lợi thế và cả những bất lợi ở những ứng viên mới ra trường. Và đây là một số “bí kíp” mà các bạn trẻ chưa xin được việc làm cần biết có liên quan tới chuyện tìm và giữ một chỗ làm thời nay. Theo điều tra thống kê của Đại học Rutgers, so với năm 2010, năm 2011, các nhà tuyển dụng đã “thâu nạp” nhiều hơn 19% số nhân viên vừa tốt nghiệp. Dẫu vậy thì thị trường việc làm vẫn còn khá ảm đạm. Làm thế nào để bạn nâng cao khả năng tìm và giữ được một công việc như mong muốn? Dưới đây là những bí kíp: Bạn là người bán, không phải người mua Nell Minnow, người viết bài cho trang cho rằng, “các sinh viên ra trường luôn hành động như thể họ đang gặp gỡ với các chuyên gia tư vấn ở trường vậy. Họ nói với nhà tuyển dụng về những điều mà công việc đem lại cho họ chứ không phải là những gì họ có thể đóng góp cho doanh nghiệp”. Hãy nói với nhà tuyển dụng về những kỹ năng bạn có và chúng sẽ mang lại lợi ích cho công ty họ như thế nào. Bạn là thành viên của một tổ chức Trường đại học luôn khuyến khích những thành tựu cá nhân, những điều kiểu như “sinh viên không có lý do gì để chịu trách nhiệm với một tổ chức” và làm việc cùng nhau là điều bắt buộc để thành công. Hãy nhấn mạnh khả năng hợp tác với các đồng nghiệp về những điều tích cực chung. Đừng chăm chú với những mục tiêu cá nhân mà không phải những cái đích lớn của công ty. Hành động như một người trưởng thành Điều này nghe có vẻ rất hiển nhiên, nhưng theo một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Ngoại giao Washington, có tới một nửa số sinh viên vừa tốt nghiệp không thể hiện phong thái chuyên nghiệp trong công việc. Thêm nữa, họ cũng cho rằng mình không có nghĩa vụ phải làm thêm việc vào buổi đêm. Những tranh cãi nơi công sở hay việc bàn tán về đồng nghiệp không nên đưa lên các trang mạng xã hội kiểu như Facebook hay Twitter. Nhà tuyển dụng chờ đợi những kết quả Cùng với sự thay đổi của tình hình kinh tế, các kỳ vọng của chủ doanh nghiệp cũng thay đổi. Đó là quan điểm của Thomas L. Friedman, nhân viên tờ New York Times. Khi nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên, cũng có nghĩa anh ta đang tự hỏi mình, “Liệu anh/chị này có thể giúp công ty mình ngoài việc thích nghi với các công việc hiện tại mà còn có thể tái tạo thêm công việc về sau hay không?” Những người dường như có khả năng đáp ứng được các nhu cầu thay đổi của công ty sẽ có nhiều cơ hội giành được chỗ làm hơn. Một vài câu cách ngôn hữu ích Cuốn sách Mother Teresa, CEO - Unexpected Principles for Practical Leadership có lời khuyên cho các ứng viên, ngay cả những tay săn việc “lão làng” rằng: “Nếu có thể làm ngay, hãy làm luôn bây giờ”, và “Hãy coi trọng công việc nữa, đừng bao giờ chỉ biết coi trọng bản thân mình”.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
41    78    2    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.