Báo cáo: Kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Báo cáo: Kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái tìm hiểu mức độ hội nhập tài chính và chế độ tỷ giá hối đoái của 11 nền kinh tế châu Á (đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc). Những quan hệ mật thiết của chúng đối với chính sách tiền tệ, từ đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc lựa chọn một khung chính sách tiền tệ phù hợp. | Qua quan sát xu hướng bộ ba bất khả thi của các nước châu Á-11 nói chung và Việt Nam nói riêng, hơn một thập kỷ trở lại đây, chúng ta có thể thấy xu hướng chính sách trong giai đoạn hiện nay và sắp tới của các quốc gia này là gia tăng hội nhập tài chính, tỷ giá linh hoạt hơn và độc lập tiền tệ ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, những nhận xét trên mới chỉ dựa vào dữ liệu của Chinn-Ito với một số hạn chế, chẳng hạn như chỉ số KAOPEN được xây dựng dựa trên các báo cáo của IMF cho nên chỉ số này chỉ nói lên mức độ hội nhập tài chính về mặt pháp lý, trong khi các quốc gia có thể đã đạt tới mức độ mở cửa tài khoản vốn trên thực tế cao hơn (như kết quả nghiên cứu của Frankel và Wei (2007), Lane và Milesi-Ferretti (2006), Dorrucci, Meyer-Circel, và Santabarbara (2009)). Việc mở cửa tài khoản vốn quá nhanh trong khi mức độ linh hoạt của tỷ giá chưa cao lại dẫn đến những rủi ro cho các quốc gia này. Đó là khi cần phải theo đuổi mục tiêu tỷ giá, các NHTW đôi khi phải thực hiện chính sách tiền tệ đồng chu kỳ (mà lẽ ra vai trò của chính sách tiền tệ phải là phản chu kỳ kinh tế) – hay không thể thực thi một chính sách tiền tệ độc lập. Ngoài ra, tính ổn định của tỷ giá còn cao sẽ triệt tiêu các động cơ của quản trị rủi ro tài chính cũng như sự phát triển của thị trường các công cụ phái sinh. Vì vậy, nên chăng Việt Nam và các quốc gia châu Á cần thận trọng hơn trong lộ trình tự do hóa tài chính và để cho tỷ giá linh hoạt hơn đồng thời với cải cách và nâng cao hiệu quả của các công cụ chính sách tiền tệ.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.