Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Quan điểm về việc Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên phá giá đồng nội tệ để khuyến khích xuất nhập khẩu cải thiện cán cân thương mại trình bày cán cân thương mại và các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại, phá giá đồng nội tệ và ảnh hưởng của nó đến cán cân thương mại, hiệu ứng tuyến J, để một cuộc phá giá thành công thì cần có những điều kiện gì, đặc điểm của nền kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam, ảnh hưởng của phá giá VND đến cán cân thương mại. | Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố có xu hướng tăng lên theo thời gian do biên độ tỷ giá được mở rộng. Từ ngày 1/7/2002 đến ngày 31/12/2006 biên độ tỷ giá là 0,25%. Sau đó được điều chỉnh lên 0,5%. Ngày 24/12/2007, NHNN mở rộng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,5% lên 0,75%. Ngày 10/3/2008, nâng biên độ lên 1%: tiếp đó, ngày 27/6/2008 NHNN nới biên độ lên 2%: ngày 7/11/2008, tiếp tục nâng biên độ lên 3%. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, biên độ giao động của tỷ giá đã có bốn lầ thay đổi theo hướng tăng mạnh. Ngày 24/3/2009, một lần nữa NHNN nâng biên độ lên 5%. Đây là lần tăng biên độ lớn nhất từ khi NHNN áp dụng cơ chế công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng và ấn định biên độ giao dịch tỷ giá. Điều này cho thấy NHNN đã thực hiện mạnh mẽ cam kết về chính sách tỷ giá linh hoạt hơn nhằm cải thiện cán cân thương mại và những hạn chế của thị trương ngoại hối. Tuy nhiên ngày 29/11/2009 biên độ đã được điều chỉnh từ 5% xuống 3%, và đến tháng 2/2011 NHNN tiếp tục thu hẹp biên độ từ 3% xuống 1% nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng cung cầu ngoại tệ, gây bất ổn cho nền kinh tế. Đến hết tháng 12/ 2013, biên độ tỷ giá vẫn được duy trì ở mức 1%, tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND do NHNN công bố là .