Bài giảng Thủy văn công trình: Chương 3 - Phương pháp thống kê xác suất trong thuỷ văn có nội dung trình bày một số kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất, thống kê toán học ứng dụng trong tính toán thủy văn. | Chương 3 Phương pháp thống kê xác suất trong thuỷ văn I. Một số kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất Phép thử: Được hiểu là các thử nghiệm hoặc các quan sát được thực hiện đối với một hiện tượng ngẫu nhiên nào đó. Các thử nghiệm và các quan sát đó phải được thực hiện trong cùng một điều kiện nhất định. Kết quả của phép thử ngẫu nhiên gọi là biến cố ngẫu nhiên, hoặc nói ngắn gọn là biến cố. Phân loại biến cố Biến cố chắc chắn: là biến cố nhất định phải xuất hiện trong một phép thử. Biến cố không thể có: là biến cố không thể xuất hiện trong một phép thử. Biến cố độc lập: là biến cố mà sự xuất hiện của nó không phụ thuộc vào sự xuất hiện của các biến cố khác Biến cố phụ thuộc: là biến cố mà sự xuất hiện của nó phụ thuộc vào sự xuất hiện của biến cố khác Biến cố xung khắc: Hai biến cố A và B được gọi là hai biến cố xung khắc nếu chúng không cùng xuất hiện trong một phép thử. Biến cố đối lập: A được gọi là đối lập với biến cố A nếu biến cố A và biến cố A không xảy ra trong phép thử nhưng một trong hai biến cố chắc chắn phải xuất hiện. Biến cố tổng: biến cố C được gọi là biến cố tổng của hai biến cố A và B nếu hoặc A xuất hiện, hoặc B xuất hiện, hoặc cả A và B cùng xuất hiện. Biến cố tích: Biến cố C được gọi là biến cố tích của hai biến cố A và B nếu biến cố C xuất hiện là do biến cố A và B cùng xuất hiện tạo nên. A B C=A+B A B C= Phân loại biến cố (tiếp) Định nghĩa xác suất Định nghĩa cổ điển: Xác suất xuất hiện của một biến cố A nào đó bằng tỷ số giữa số biến cố cơ bản thuận lợi cho A xuất hiện trên tổng các biến cố cơ bản của không gian biến cố. Công thức tính xác suất của biến cố A là: Trong đó: n là tổng số các biến cố cơ bản của không gian biến cố đang xét; m là số biến cố cơ bản thuận lợi cho biến cố A xuất hiện. Định nghĩa xác suất (tiếp) Định nghĩa xác suất theo thống kê: Xác suất xuất hiện của một biến cố A nào đó trong một phép thử là tần số xuất hiện của biến cố đó khi số lần thực hiện phép thử tăng lên vô hạn. Công thức tính xác suất: Trong đó: n | Chương 3 Phương pháp thống kê xác suất trong thuỷ văn I. Một số kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất Phép thử: Được hiểu là các thử nghiệm hoặc các quan sát được thực hiện đối với một hiện tượng ngẫu nhiên nào đó. Các thử nghiệm và các quan sát đó phải được thực hiện trong cùng một điều kiện nhất định. Kết quả của phép thử ngẫu nhiên gọi là biến cố ngẫu nhiên, hoặc nói ngắn gọn là biến cố. Phân loại biến cố Biến cố chắc chắn: là biến cố nhất định phải xuất hiện trong một phép thử. Biến cố không thể có: là biến cố không thể xuất hiện trong một phép thử. Biến cố độc lập: là biến cố mà sự xuất hiện của nó không phụ thuộc vào sự xuất hiện của các biến cố khác Biến cố phụ thuộc: là biến cố mà sự xuất hiện của nó phụ thuộc vào sự xuất hiện của biến cố khác Biến cố xung khắc: Hai biến cố A và B được gọi là hai biến cố xung khắc nếu chúng không cùng xuất hiện trong một phép thử. Biến cố đối lập: A được gọi là đối lập với biến cố A nếu biến cố A và biến cố A không xảy ra trong phép thử