Chương 2 Lý thuyết đầm nénMẶT VÀ MÓNG nội dung . Vai trò của công tác đầm nén 2. Mục đích của công tác đầm nén 3. Quá trình đầm nén 4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả đầm nén 5. Kỹ thuật đầm . Vai trò của công tác đầm nén là một khâu quan trọng trong công nghệ thi công mặt & móng đường . - Chất lượng công tác đầm nén có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sử dụng của các tầng lớp áo đường. Bất cứ 1 lớp vật liệu gì, được xây dựng theo nguyên lý nào thì chỉ sau khi đầm nén trong nội bộ vật liệu mới hình thành được cấu trúc mới đảm bảo cường độ, độ ổn định cần thiếtNói cách khác, chỉ sau khi đầm nén lớp mặt đường mới có được 1 cấu trúc mới tốt hơn hẳn cấu trúc ban đầu. - Ngoài ra, công tác đầm nén là khâu tốn công nhất, kỹ thuật phức tạp nhất trong công nghệ thi công các lớp mặt đường; quyết định đến tốc độ dây chuyền và là khâu kết thúc 1 quá trình công nghệ nên phải tập trung chỉ đạo & kiểm . Mục đích của công tác đầm nén Vật liệu làm mặt đường là một hỗn hợp gồm 3 pha: rắn, lỏng & khí. Khi mới san rải, thể tích pha khí trong vật liệu thường rất lớn, vật liệu rời rạc, cấu trúc lỏng lẻo. éầm nén mặt đường nhằm mục đích làm tăng độ chặt của vật liệu bằng cách đẩy không khí ra ngoài (làm giảm thể tích pha khí)