Ed Breen, một nhà quản lý mẫu mực với những thăng trầm trong quản lý từ Motorola đến giám đốc điều hành Tyco chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm, nhớ lại: “Tôi không phải là một nhà quản lý điển hình trong việc gây dựng sự nghiệp. Tôi chỉ sẵn sàng nắm bắt một số cơ hội mà người khác coi đó là những việc làm gây hại cho sự nghiệp của mình. Tôi tự chứng minh bản thân mình trong một vài lĩnh vực khác nhau. Tôi chỉ kết hợp giữa kinh nghiệm và kiến thức của mình.” Từ Ed Breen cũng như nhiều nhà quản lý khác, chúng ta thấy rằng công việc quản lý thật nhiều thú vị nhưng đồng thời cũng là một quá trình tự thân phát triển hết sức khó khăn gian khổ. Sau đây, mới các bạn cùng tìm hiểu các mật pháp của một nhà quản lý doanh nghiệp giỏi. | Các mật pháp của nhà quản lý giỏi Phần 2 21 Muốn hiểu kỹ được nhân viên không chỉ quan sát họ ở thời điểm hiện tại mà phải lưu ý đến vốn kiến thức mà họ có được. Hãy điều tra nghiên cứu các hoàn cảnh của thời gian trước khi nhân viên gặp người quản lý. Khi biết được quá khứ của nhân viên người quản lý sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định tâm trạng hiện tại và dự đoán tương lai của họ. 22 Hoạt động của con người có nhiều cấp độ. Ở cấp thấp nhất con người hoạt động theo bản năng dựa vào sự cầu sướng ngại khổ. Ở cấp thứ hai căn cứ vào thưởng phạt. Cấp độ thứ 3 là nhằm vào được khen hay bị chê. Còn ở mức độ cao nhất họ hành động do được chi phối bởi một lý tưởng. Cấp dưới phải được hướng dẫn hành động theo cấp độ cao nhất này. 23 Khi ra những quyết định nhà quản lý phải nhằm vào việc đáp ứng những lợi ích công cộng. 24 Tâm lý của nhân viên không phải lúc nào cũng muốn có một người quản lý dễ dàng cho cá nhân họ mà họ vẫn ưa thích hãnh diện có một người quản lý ngay thẳng nghiêm khắc. Vấn đề là nghiêm khắc một cách hợp lý với cấp dưới. 25 Trong mỗi doanh nghiệp thường có một nhóm nhân viên thẳng tính. Nhóm này giúp nhà quản lý biết được sự thật của cấp dưới. Họ là người thực đức thực tài ít nói. Người quản lý cao tay phải điều khiển được họ khiến họ giúp đỡ đắc lực trong công việc hiện tại cũng như tương lai. 26 Để nhóm người trong một doanh nghiệp đều có những trạng thái tâm lý riêng đều có những hoàn cảnh riêng. Nhà quản lý không thể coi thường những trạng thái đó bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm và thái độ ứng xử trước công việc của họ. 27 Tâm lý của con người bao giờ cũng vừa thích tuân phục vừa thích phản đối. Họ chỉ tuân phục nếu được người quản lý tôn trọng danh dự và bảo đảm quyền lợi. Còn họ sẽ phản đối vì không muốn ai quan trọng hơn mình. Vì thế nhà quản lý phải tránh bớt các mệnh lệnh độc tài nên ngọt dịu mà kiên quyết bên trong. 28 Người quản lý thường là người có chí lớn và biết chịu gian lao để nuôi chí. 29 Một nhà quản lý bao giờ cũng phải có uy .