Đề cương bài giảng Triết học của . Phạm Công Nhất dùng cho đối tượng học viên cao học và sinh viên không chuyên ngành Triết học nhằm mục đích trình bày các nội dung chính của môn học, đồng thời đây là tài liệu tham khảo hữu ích giúp sinh viên học và ôn tập tốt môn học này. | Khi xem xét các cặp phạm trù cần phải thấy được rằng: nếu các cặp phạm trù cái riêng, cái chung, tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng là cơ sở phương pháp luận trực tiếp của các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp; khái quát hoá, trừu tượng hoá để giúp chúng ta rút ra được mối liên hệ bản chất, từ đó hiểu được toàn bộ các mối liên hệ theo một hệ thống nhất định, thì các cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực lại là cơ sở phương pháp luận để chỉ rõ trình tự kế tiếp nhau của các mối liên hệ và sự phát triển là một quá trình tự nhiên. Còn các cặp phạm trù nội dung và hình thức lại là cơ sở phương pháp luận để xây dựng các hình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của các phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khả năng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt mục đích xuất phát từ quan niệm cho rằng: cùng một nội dung có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, vấn đề là phải tuân theo mối liên hệ nội tại của các yếu tố cấu thành nội dung chứ không tuỳ tiện.