Tiểu luận đầu tư quốc tế: Xu hướng quốc tế hóa R&D của các TNC trên thế giới" gồm 3 chương: chương 1 giới thiệu về TNC và R&D, chương 2 tình hình hoạt động R&D của các TNC trên thế giới, chương 3 xu hướng quốc tế hóa R&D của các TNC và phân tích nguyên nhân. | Với sự phát triển như đã phân tích ở trên, xu hướng quốc tế hóa hoạt động R&D của các TNC có thể tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong tương lai gần. Tuy nhiên xu hướng dài hạn của nó là chưa chắc chắn. Ngày nay với các chiến lược hội nhập phức hơp và tiềm lực vững mạnh của mình, các TNC hoàn toàn có thể chuyển dịch sản xuất và cung cấp tại bất cứ địa điểm nào có khả năng sinh lời nhất, trong đó có hoạt động R&D. Tuy nhiên nguyên nhân chính của xu hướng này có thể không còn những yếu tố như trên. Thay vì tận dụng nguồn lao động giá rẻ và lương thấp, các TNC sẽ chú trọng hơn vào lợi thế kĩ năng lao động ở các nước khác để dịch chuyển hoạt động R&D. Cơ sở chi phí sẽ không còn là nhân tố quan trọng tác động tới quyết định đầu tư R&D của các nhà đầu tư như hiện nay. Đó không còn là xu hướng trong một vài lĩnh vực mà đã có ảnh hưởng tới hầu hết các hoạt động đầu tư trên toàn thế giới nói chung, khi trình độ khoa học công nghệ phát triển và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng và hàm lượng tri thức trong sản phẩm cần được xem xét một cách đúng đắn. Tuy vậy trong những năm tiếp theo hoạt động R&D của các nước nói chung và các TNC nói riêng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Xu hướng quốc tế hóa hoạt động R&D của các TNC tiếp tục được duy trì và mở rộng. Châu Á và Mỹ la-tinh sẽ trở nên thu hút các TNC hơn bao giờ hết. Trong đó, sau Ấn Độ và Trung Quốc là hai trong số các quốc gia hấp dẫn nhất với việc đầu tư R&D, Việt Nam được kì vọng là một địa điểm tiềm năng và đạt được nhiều thành tựu trong tương lai. Nắm bắt xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cần hành động, có những biện pháp tích cực để thu hút hoạt động R&D của TNC.