Bài viết: Thương hiệu với sản xuất và tiêu dùng hàng tiêu dùng Việt Nam có nội dung trình bày các nguyên nhân người Việt Nam chưa thiết tha tiêu dùng hàng Việt Nam, thực tế chất lượng hàng hoá Việt Nam và công tác phát triển thương hiệu trong các doanh nghiệp Việt Nam, giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng hàng Việt từ góc độ quản trị thương hiệu. | Từ đó, một giải pháp đưa ra là: cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại vào các khu vực thị trường nội địa, nhất là khu vực nông thôn. Điều này cần sự trợ giúp mạnh mẽ từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý, các địa phương. Việc tổ chức thường xuyên các hội chợ thương mại với quy mô khác nhau ở các địa phương được nhìn nhận là một hoạt động hiệu quả để tạo dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, tạo những cơ hội tốt để người Việt Nam tiếp xúc, đối thoại với sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam, hình thành những cảm nhận tốt đẹp về sản phẩm Việt Nam và cơ hội đối sánh với sản phẩm nhập khẩu. Nên áp dung mô hình liên kết, gắn hoạt động xúc tiến thương mại với hoạt động quảng bá thương hiệu thông qua các chương trình và hoạt động từ thiện để khơi dậy lòng thương yêu đồng bào, tinh thần yêu nước của cộng đồng người tiêu dùng. Mô hình được đề xuất là trích một tỷ lệ nhất định từ doanh thu bán hàng cho hoạt động từ thiện hoặc các quỹ hỗ trợ cộng đồng (chẳng hạn mua 1 sản phẩm là góp đồng để xây dựng trường học cho các xã vùng cao). Khi đó, doanh nghiệp được hưởng lợi từ Chương trình xúc tiến thương mại nội địa (thông qua Quỹ hộ trợ xúc tiến thương mại nội địa) để tham gia hội chợ thương mại, quảng bá thương hiệu và sản phẩm, từ đó tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí cộng đồng người tiêu dùng. Một phần doanh thu từ bán hàng của doanh nghiệp được trích trở lại cho các quỹ hộ trợ cộng đồng như xây dựng trường học, bệnh viện, chữa bệnh hiểm nghèo, khuyến học. Từ đó, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp lại một lần nữa được củng cố thông qua các hoạt động từ thiện (hoạt động quan hệ công chúng - PR), lợi ích của cộng đồng cũng được gia tăng. Lòng yêu nước được khẳng định và tập hợp cả từ phía người tiêu dùng và từ phía doanh nghiệp.