Tài liệu "Ôn tập Công tác xã hội trường học" trình bày những câu hỏi và gợi ý trả lời những nội dung trong môn Công tác Xã hội Trường học. Tài liệu này giúp các bạn củng cố kiến thức trong môn học một cách tốt hơn. | Ôn tập Công tác xã hội trường học. Câu 1. Khái niệm, chức năng , nhiệm vụ, vai trò, ý nghĩa của ctxh trường học. Khái niệm: Theo School Social Work Association of America, 2005 thì: - CTXH trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH. - NVXH mang những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thống trường học và những những nhóm dịch vụ dành cho học sinh. - CTXH trường học được thiết lập nhằm tạo ra những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: xây dựng một môi trường giảng dạy, học tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tự tin cho học sinh. - Các trường học cần NVXH để nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ; đặc biệt là sự hợp tác của gia đình – nhà trường – xã hội là chìa khóa để các trường hoàn thành sứ mệnh này”. Có thể hiểu CTXH trường học như sau: - Cung cấp sự trợ giúp mang tính khoa học cho các nhóm đối tượng khác nhau có liên quan đến trường học nhằm mang đến sự thành công trong quá trình học tập của học sinh. - Tạo cầu nối giữa:Nhà trường- Học sinh- Gia đình- Xã hội . Đối tượng. Học sinh. Phụ huynh. Thầy cô giáo. Cán bộ quản lý giáo dục. Chức năng Công tác xã hội trường học nhằm: - Hỗ trợ ban giám hiệu và giáo viên giải quyết các trường hợp cá biệt. - Tạo mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng (Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1999) Vai trò Lập và thực hiện các kế hoạch can thiệp nhận thức – hành vi - Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của đối tượng - Sử dụng công cụ đánh giá những cảm xúc, hành vi không đúng gây ra những vấn đề cho đối tượng Xác định những yếu tố dẫn đến hành vi không đúng - Cùng nhóm cộng tác lên kế hoạch hỗ trợ giúp đối tượng nhận thức phát triển cảm xúc tích cực và dẫn đến thay đổi hành vi - Hỗ trợ học sinh thực hiện kế hoạch can thiệp - Giám sát và thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của phương pháp can thiệp. trong trường hợp cần có chỉnh sửa để phù hợp hơn với đối tượng thì cần bàn bạc và thay đổi phương pháp can thiệp hiệu quả hơn - Đánh giá hiệu quả .