Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 7 trình bày các nội dung cơ bản về phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu như tại sao lại chọn mẫu? Mẫu như thế nào là tốt?. Tham khảo nội dung bài giảng để hiểu rõ hơn về các nội dung trên. | Bài 7: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu Slide 1 Tại sao chọn mẫu ? • Chọn mẫu là việc chọn một số đơn vị trong dân số (population), nhằm rút ra các kết luận về dân số đó. • Một đơn vị của mẫu là một cá thể hoặc một thành viên mà chúng ta đo lường. Đây chính là đơn vị nghiên cứu. • Một dân số là tổng thể của tất cả các đơn vị. • Điều tra tổng thể (census) là việc đo lường tất cả các đơn vị có trong dân số. • Danh sách tất cả các đơn vị có trong dân số để giúp chúng ta rút mẫu là Khung mẫu (sample frame). Slide 2 Tại sao chọn mẫu ? • Chọn mẫu làm giảm chi phí nghiên cứu; • Chọn mẫu đúng cách làm tăng độ chính xác của nghiên cứu; • Tăng tốc độ thu thập thông tin dữ liệu; • Có những dân số mà ta không thể nghiên cứu tổng thể; Slide 3 Mẫu như thế nào là TỐT? • Tính đúng đắn: mẫu phải đại diện cho tính chất của tổng thể dân số hoặc phần lớn các đơn vị có trong dân số; • Tính chính xác: không thể có mẫu đại diện cho dân số ở tất cả mọi khía cạnh. Do đó, luôn có sai số sinh ra từ việc chọn mẫu (sampling error). • Đo lường tính chính xác bằng chỉ tiêu thống kê sai số chuẩn (standard error of estimate). Slide 4 Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu Slide 5