Chuyên đề: Hệ thống bảo vệ so lệch thanh cái

Chuyên đề: Hệ thống bảo vệ so lệch thanh cái có kết cấu nội dung gồm 4 phần. Trong đó Phần 1 giới thiệu chung, phần 2 giới thiệu về nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch, phần 3 giới thiệu vệ bảo vệ trở kháng cao và thấp, phần 4 giới thiệu một số bảo vệ được sử dụng phổ biến trong thực tế. | Sơ đồ trên trình bày phương án thực hiện bảo vệ rơle trở cao đối với thanh cái. Để đơn giản, ta xét trường hợp sơ đồ thanh góp chỉ có hai phần tử (1, 2) và máy biến dòng có thông số giống nhau. Rơle được mắc nối tiếp vời một điện trở ổn định Rs, việc mắc nối tiếp một điện trở ổn định Rs sẽ làm tăng tổng trở mạch rơle nên phần lớn dòng không cân bằng (do sự bão hoà không giống nhau giữa các CT khi ngắn mạch ngoài) sẽ chạy trong mạch CT bị bão hòa có tổng trở thấp hơn, nghĩa là Rs có tác dụng phân dòng qua rơle tránh rơle tác động không mong muốn khi có ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ. Nếu xem các máy biến dòng hoàn toàn giống nhau thì Rct1 = Rct2, dây dẫn phụ được đặc trưng bởi Rl1 = Rl2, nếu các máy biến dòng không bị bảo hòa thì trị số điện kháng X1, X2 khá lớn nên dòng điện từ hóa có thể bỏ qua, dòng điện ra vào nút cân bằng nhau (định luật 1 Kirchoff) do đó phía thứ cấp CT không có dòng chạy qua rơle, rơle không tác động. Trường hợp tồi tệ nhất là máy biến dòng đặt trên phần tử có sự cố bão hòa hoàn toàn, giả thiết ngắn mạch ngoài ở nhánh 1 làm CT nhánh 1 bị bão hòa hoàn toàn (X1 = 0) nghĩa là biến dòng 1 không có tín hiệu đầu ra, tình trạng này được biểu thị bằng cách nối tắt X1. Máy biến dòng 2 cho tín hiệu đầu ra lớn hơn, không bị bão hòa. Dòng điện ngắn mạch phía thứ cấp ( Inm) phân bố qua các tổng trở nhánh gồm Rct1, Rl1 và nhánh rơle.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.