Đề thi lý thuyết Lắp đặt thiết bị cơ khí năm 2012 (Mã đề LT33) sau đây có nội dung đề gồm 4 câu hỏi với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. và thử sức mình với đề thi nghề này nhé. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: LĐTBCK – LT33 Hình thức thi:( Viết ) Thời gian thi: 180 phút ( Không kể thời gian chép/ giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Nêu tên các bộ phận chính của lò nung Clinker .Trình bày nguyên lý làm việc của lò quay (lò nung Clinker) Câu 2: (2 điểm) a. Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật khi lắp băng đai b. Trình bày phương pháp nối băng đai bằng kim loại (Có vẽ hình minh họa) Câu 3: (2 điểm) a. Nêu công dụng và phạm vi sử dụng của tời điện. b. Nêu những điểm chú ý khi sử dụng và bảo quản tời điện. Câu 4: (3 điểm) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường , ngày tháng năm 2012 HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ DUYỆT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA - LĐTBCK– LT33 Câu 1 Nội dung I. Phần bắt buộc Nêu tên các bộ phận chính của lò nung Clinker .Trình bày nguyên lý làm việc của lò quay (lò nung Clinker) * Một số chi tiết chính của lò nung Clinker là: - Thân lò - Vành đai - Bộ điều chỉnh và di chuyển dọc lò - Đầu ra và vành làm kín - Đầu vào và vòng làm kín lò - Con lăn và hệ thống giá đỡ - Con lăn chặn - Cơ cấu truyền động lò quay * Nguyên lý làm việc của lò quay Clinker: Lò quay dùng để nung phối liệu tạo Clinker, chuyển động quay được truyền từ động cơ qua hộp giảm tốc và vành răng(con lăn ma sát với vành ma sát). Được quay với vận tốc 0,5(1,3 vòng/phút (0,15(0,25m/s). Lò nung khi làm việc để tạo ra clinker được chia làm 6 khu vực sau(phương pháp ướt): + Khu vực sấy (kể từ đầu cho bùn vào- phương pháp sản xuất xi măng ướt), dài khoảng 45m, ở đây nước trong nguyên liệu được bốc hơi, độ nhiệt giữ khoảng 70(80(C, ở cuối khu vực sấy nhiệt độ lên đến 200(C. Để cho nước ở