Tiểu luận: Quan niệm về “Lễ” của Nho giáo giai đoạn từ Khổng Tử tới Tuân Tử

Tiểu luận "Quan niệm về “Lễ” của Nho giáo giai đoạn từ Khổng Tử tới Tuân Tử" nhằm mục đích làm rõ những vấn đề về: "Lễ” trong quan hệ giữa con người với trời đất, quỷ thần. "Lễ" là những quy phạm ràng buộc mối quan hệ giữa người với người từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội và tác dụng của "Lễ". Tài liệu hữu ích với các bạn chuyên ngành Triết học. | Như vậy, ban đầu quan niệm về Lễ gắn với tư tưởng chính trị thần quyền và nó tạo nên sự phân chia đẳng cấp trên dưới giàu nghèo, thân sơ theo chế độ quý tộc, quy định trật tự tôn ti chặt chẽ. Nội dung của Lễ rất rộng lớn, nó bao gồm các nghi thức như tế lễ, hôn lễ, tang lễ nó cũng là nhưng quy phạm đạo đức và nghi thức lễ tiết của trật tự xã hội – trong thực tế nó bao gồm chế độ điển chương quan hệ xã hội cũ. Điều đó tức là, lễ hiểu theo nghĩa hẹp thì đó là những hình thức lễ nghi hôn, quan, tang, tế trong triều đình, quân lữ, trong gia đình, gia tộc; còn theo nghĩa rộng thì Lễ còn có nghĩa là sự quy định những quyền bính của vua quan, những bổn phận của bầy tôi, của thần dân, những quan hệ giữa người với người nói chung, giữa các tầng lớp, giữa các giai cấp trong xã hội mà mọi người phải tôn trọng và tuân thủ. Hơn nữa, nó còn là một đức cần có của con người, là một yếu tố không thể thiếu được trong đạo làm người theo quan niệm Nho gia – đó là thái độ, là ý thức giữ gìn, tôn trọng lễ nghi, kỷ cương và trật tự xã hội đã được quy định ấy.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.