Giản đồ trạng thái của hợp kim hai cấu tử

Giản đồ trạng thái của hợp kim hai cấu tử có nội dung giới thiệu đến các bạn một số khái niệm, cấu tạo, giản đồ trạng sắc thái - cacbon, quá trình kết tinh của hợp kim Fe -C, tổ chức tế vi của các hợp kim Fe – C. . | Giản đồ trạng thái của hợp kim hai cấu tử I. 1. n ản đồ ạn a – Pha: là những tổ phần đồng nhất của hợp kim (hệ). Chúng có thành phần đồng nhất ở điều kiện cân bằng, ở cùng một trạng thái (lỏng, rắn hay khí), nếu ở trạng thái rắn phải cùng kiểu và thông số mạng và ngăn cách với các phần còn lại (với các pha khác) bằng bề mặt phân chia. b – Hệ: là tập hợp các pha ở trạng thái cân bằng. Hệ được coi là cân bằng nếu quá trình chuyển biến xảy ra trong nó có tính chất thuận nghịch. Rất khó đạt được cân bằng tuyệt đối khi nung nóng, làm nguội và chỉ đạt được cân bằng tuyệt đối khi nung nóng, làm nguội và chỉ đạt được khi nung nóng và làm nguội vô cùng chậm. c – Cấu tử (nguyên): là những chất độc lập, có thành phần không đổi, chúng tạo nên các pha của hệ. Ví dụ: Nước (H2O) ở 0oC gồm có nước (lỏng) và nước đá (rắn) là hệ một cấu tử, có hai pha khác nhau về trạng thái tồn tại (lỏng và rắn). d – Qui tắc pha: là qui tắc cho phép xác định quan hệ giữa số bậc tự do T với số cấu tử N và số pha F. Số bậc tự do là số yếu tố bên trong (thành phần) và yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, áp suất) có thể thay đổi được trong phạm vi nào đó mà không làm thay đổi trạng thái pha của hợp kim đó. T=N–F+2 trong đó: T – Số bậc tự do; N – số cấu tử; F – số pha có thể tồn tại trong hệ; 2 – các yếu tố bên ngoài, nhiệt độ và áp suất. Thông thường khi khảo sát hợp kim thì nó được tiến hành ở áp suất không đổi, nên số yếu tố bên ngoài chỉ còn 1 (nhiệt độ), vì thế: T = N – F + 1; 1 – chỉ nhiệt độ. Khi T = 0 tức là hợp kim không có sự thay đổi của nhiệt độ và thành phần. Ví dụ: Nếu kim loại lỏng kết tinh sẽ có hai pha rắn và lỏng nếu T = 1 – 2 + 1 = 0, lúc đó nhiệt độ không thay đổi. Trên đường nguội sẽ có đoạn nằm ngang. Khi T = 1, hợp kim không thay đổi số pha khi thay đổi nhiệt độ hoặc một thành phần. Khi T = 2 tức là hợp kim sẽ không thay đổi số pha ngay cả khi thay đổi đồng thời và một thành phần. e – Quy tắc đòn bẩy: Quy tắc đòn bẩy cho phép xác định tỉ lệ thành phần cấu tạo của hợp kim, thành phần hóa

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.