Tham khảo bài viết đề thi học sinh giỏi môn hóa học năm học 2000-2001 , tài liệu phổ thông, hóa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Đề thi học sinh giỏi tỉnh hải dương năm học 2000 – 2001 Môn hoá học Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu I (2,5 điểm): 1. Dẫn hỗn hợp khí A gồm CO2, O2, NO2 vào bình đựng dung dịch NaOH dư tạo thành dung dịch B và không có khí thoát ra. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 thấy dung dịch KMnO4 mất màu, thu được dung dịch C và có một chất khí bay ra. Cho vụn Cu vào dung dịch C đun sôi thu được dung dịch màu xanh và một chất khí dễ hoá nâu ngoài không khí. Giải thích hiện tượng, viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Bằng phương pháp hoá học hãy nêu cách tách từng ôxít ra khỏi hỗn hợp các ôxít sau: MgO, Al2O3, SiO2, CuO. Viết các phương trình phản ứng, ghi rõ điều kiện (nếu có), khối lượng các ôxít không thay đổi. Câu II (2,5 điểm): 1. Từ CH4 và các chất vô cơ, chất xúc tác, thiết bị cần thiết có đủ. Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện, nếu có) điều chế: a) m –amino phenol b) Pôli (vinyl axêtát). 2. Ba đồng phân mạch hở X, Y, Z đều chứa C, H, O có khối lượng phân tử 72 . Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X, Y, Z. Biết rằng: X tác dụng với NaOH ở nhiệt độ thường, Y tác dụng vơi NaOH khi đun nóng tạo ra 2 chất E, F đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương, Z phản ứng với H2 xúc tác Ni, đun nóng thu được hoà tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam thẫm. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu III (2,5 điểm): Hoà tan hoàn toàn 4,16 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu trong 46,20 gam dung dịch HNO3 60% đun nóng thu được dung dịch B và khí NO2 duy nhất. Nếu thêm 440 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B rồi cô cạn và nung sản phẩm đến khối lượng không đổi, thu được 30,74 gam chất rắn. Xác định nồng độ % các chất trong dung dịch B. Cho 4,16 gam hỗc hợp A gồm Fe, Cu tác dụng với 0,2 lit dung dịch AgNO3, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,84 gam chất rắn C. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3. Câu IV ( 2,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 rượu no A và B hơn kém nhau 1 nguyên tử cácbon, thu được 17,92 lít CO2 (ở đktc) và 19,80 gam H2O. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na kim loại thu được lít H2 (ở đktc). 1) Xác định công thức cấu tạo của A và B. 2) Tính % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. 3) Nếu thay A và B hơn kém nhau 1 nguyên tử cácbon bằng: B có nhóm –OH nhiều hơn A và tỉ lệ số mol nB:nA = 1:2 thì A và B là những chất nào. Viết công thức cấu tạo của chúng. Cho: Fe = 56 ; Cu = 64 ; Na = 23 ; N = 14 ; O = 16 ; C = 12 ; H = 1.