Tài liệu "Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp" trình bày về khái niệm tăng huyết áp, vai trò quan trọng của huyết áp, huyết áp bình thường và bị tăng huyết áp, nguyên nhân nào gây ra tăng huyết áp, triệu chứng tăng huyết áp,.Mời bạn đọc cùng tham khảo. | Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp 2 MỤC LỤC Tăng Huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng Huyết áp là gì và Tại sao huyết áp lại quan trọng? Thế nào là Huyết áp bình thường và bị Tăng huyết áp? Nguyên nhân nào gây ra tăng huyết áp? Tăng huyết áp có triệu chứng gì không? 4 4 4 5 8 Tăng huyết áp có nguy hiểm không? Tại sao? 10 Cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ bị THA và các biến chứng khi bị tăng huyết áp? 11 Một số điểm lưu ý đối với tăng huyết áp 18 Các dấu hiệu cảnh báo biến cố tim mạch 19 Biên soạn: . Phạm Mạnh Hùng Tổng Thư Ký Hội Tim Mạch Học Việt Nam Hiệu đính: . Nguyễn Lân Việt Phó Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam Viện Trưởng Viện Tim Mạch Việt Nam 3 Tăng Huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng. Tỷ lệ người mắc THA ngày càng tăng, và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ. Vào năm 2000, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thể giới có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. THA nguy hiểm ở chỗ nó thường diễn biến âm thầm và gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại gánh nặng tàn phế. Huyết áp là gì và Tại sao huyết áp lại quan trọng? Mọi người đều có và cần huyết áp. Nếu không có huyết áp, máu không tuần hoàn được trong cơ thể của con người. Nếu không có tuần hoàn máu, các cơ thể sống không nhận đủ oxy và dinh dưỡng để hoạt động theo nhu cầu. Huyết áp được hiểu nôm na là áp lực của dòng máu đi nuôi cơ thể. Huyết áp được tạo bởi là do sức co bóp hút - đẩy máu của tim và sự co giãn của thành mạch. Huyết áp còn bị chi phối nhiều bởi nhịp tim, các yếu tố gây co mạch, thể tích tuần hoàn Nếu bạn là người khỏe mạnh, động mạch của bạn có tính đàn hồi. Thế nào là Huyết áp bình thường và bị Tăng huyết áp? Khi bạn đo huyết áp, có hai trị số huyết áp, ví dụ: 117/78 mmHg. Số ở trên hay số lớn hơn gọi là 4 huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu) phản ánh huyết áp của động mạch khi tim bóp. Số